Tảng băng lớn nhất thế giới vừa tách khỏi Nam Cực, có diện tích bề mặt rộng hơn cả thủ đô Hà Nội
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho biết một tảng băng khổng lồ, lớn hơn cả đảo Majorca của Tây Ban Nha, đã tách khỏi rìa đông của Nam Cực nơi tiếp giáp với biển Weddell, trở thành tảng băng trôi lớn nhất trên thế giới.
Theo tuyên bố đăng trên trang web của mình, cơ quan vũ trụ cho biết tảng băng này đã được các nhà khoa học đặt tên là A-76, được phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh gần đây do vệ tinh Sentinel-1 thuộc Chương trình Copernicus chụp.
Tảng băng có chiều dài 175km, rộng 25km và có diện tích bề mặt khoảng 4.320km vuông. Để so sánh, thì hòn đảo du lịch Majorca của Tây Ban Nha ở Địa Trung Hải có diện tích chỉ 3.640km vuông, hay bang Rhode Island của Mỹ cũng chỉ là một khối đất có diện tích 2.678km vuông. Nó cũng lớn hơn diện tích của cả thành phố Hà Nội, hiện vào khoảng 3.359km vuông.
Trước A-76 thì tảng băng trôi lớn nhất trên Trái đất có tên khoa học là A-23A, với diện tích bề mặt 3.380km vuông và cũng trôi nổi ở biển Weddell.
Ảnh A-76, tảng băng lớn nhất thế giới, chụp bởi vệ tinh Copernicus Sentinel-1 của ESA, ngày 20/5/2021.
Hồi đầu năm nay, các nhà khoa học cho biết một tảng băng khổng lồ khác ở Nam Cực đã có nguy cơ đe dọa một hòn đảo có đông chim cánh cụt ở cực nam Nam Mỹ. Tuy nhiên, nó đã mất đi phần lớn khối lượng và vỡ thành nhiều mảnh.
Còn A-76 lần đầu tiên được phát hiện bởi Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh và được xác nhận bởi Trung tâm Băng quốc gia Mỹ có trụ sở tại bang Maryland bằng cách sử dụng hình ảnh từ Copernicus Sentinel-1.
Vị trí tách ra của nó thuộc thềm băng Ronne, gần chân bán đảo Nam Cực, là một trong những thềm băng lớn nhất nơi những tảng băng khổng lồ kết nối với đất liền của lục địa và mở rộng ra các vùng biển xung quanh.
Ted Scambos, một nhà nghiên cứu băng học tại Đại học Colorado, cho biết việc tách rời định kỳ các khối băng lớn đó là một phần của chu kỳ tự nhiên và việc A-76 bị đứt rời, có khả năng bị tách thành hai hoặc ba mảnh, không liên quan đến biến đổi khí hậu.
Scambos cho biết Ronne và một thềm băng rộng lớn khác, Ross, đã "hoạt động ổn định, gần như theo chu kỳ" trong hơn một thế kỷ qua. Và theo chuyên gia này thì vì băng đã nổi trên biển trước khi tách ra khỏi bờ biển, nên việc tách ra của chúng sẽ không làm tăng mực nước biển.
Tuy nhiên, một số thềm băng dọc theo bán đảo Nam Cực đã trải qua quá trình tan rã nhanh chóng trong những năm gần đây, theo một hiện tượng mà các nhà khoa học tin rằng có thể liên quan đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, theo Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
