Con người khiến một tầng khí quyển co lại

Khí nhà kính từ hoạt động của con người góp phần làm tầng bình lưu mỏng đi 400 m chỉ trong vòng vài chục năm.

Các nhà khoa học phát hiện tầng bình lưu của khí quyển mỏng đi 400 m từ năm 1980, Science Alert hôm 15/5 đưa tin. Đây là nghiên cứu đầu tiên về hiện tượng này trên quy mô toàn cầu thay vì cục bộ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Environmental Research Letters.

Con người khiến một tầng khí quyển co lại
Tầng đối lưu (đỏ cam) và tầng bình lưu (xanh) nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). (Ảnh: NASA).

"Tôi cảm thấy rất sốc. Điều này chứng tỏ chúng ta đang gây xáo trộn đến tầng khí quyển cao tới 60km", nhà vật lý Juan Anel tại Đại học Vigo, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Tầng bình lưu nằm ở độ cao 20 - 60km, phía trên tầng khí quyển mà con người hít thở - tầng đối lưu. Tầng bình lưu có rất ít mây và chứa lớp ozone quan trọng.

Các nỗ lực trên khắp thế giới đã giúp ngăn chặn sự sụt giảm ozone, điều từng khiến một lỗ hổng xuất hiện ở lớp ozone phía trên châu Nam Cực. Tuy nhiên, hoạt động phát thải khí nhà kính vẫn đang làm biến đổi tầng bình lưu.

Nhà vật lý khí quyển Petr Pisoft tại Đại học Charl's cùng đồng nghiệp phân tích ảnh chụp vệ tinh từ những năm 1980 kết hợp với các mô hình khí hậu. Họ xác định rằng, sự gia tăng CO2 chứ không phải sụt giảm ozone đang khiến tầng bình lưu co lại.

Sự ấm lên do khí nhà kính khiến tầng đối lưu nở ra, chèn ép tầng bình lưu phía trên. Một nguyên nhân quan trọng khác là lượng CO2 gia tăng trong tầng bình lưu khiến các hỗn hợp khí lạnh đi và tụ lại gần nhau hơn (tác động trái ngược so với tầng đối lưu), làm cả tầng này co nhỏ. "Tầng bình lưu của Trái đất có thể mất 4% chiều dọc (khoảng 1,3 km) từ năm 1980-2080", Anel nói.

Ozone và oxy dạng phân tử trong tầng bình lưu hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím từ Mặt trời, bảo vệ con người khỏi những tia sáng Mặt trời có hại nhất với bước sóng dưới 300 nm. Tại đây, nhiệt độ không khí tăng theo độ cao (trái ngược với dưới tầng đối lưu), khiến tầng này rất ổn định. Vì vậy, máy bay có thể lui tới đây khi thời tiết bên dưới quá xấu. Nhưng sự ổn định này cũng đồng nghĩa bất cứ chất hóa học nào bay tới tầng bình lưu cũng có xu hướng nán lại lâu hơn.

Nếu các thay đổi diễn ra như dự đoán, quy mô của chúng sẽ đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến vệ tinh, GPS và liên lạc vô tuyến, Pisoft cùng đồng nghiệp cảnh báo. Nó cũng có thể thay đổi sự phân bố độ cao của các phân tử hấp thụ và phát thải, qua đó thay đổi cách tầng bình lưu hấp thụ bức xạ và cơ chế tổng thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng thêm trước khi biết được liệu những tác động này có xảy ra không và xảy ra như thế nào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời khiến nhiều người hoảng sợ

Hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời khiến nhiều người hoảng sợ

Các chùm tia điện đỏ rực hiếm gặp xuất hiện ở miền nam Trung Quốc trong một trận mưa dông lớn.

Đăng ngày: 13/05/2021
Đột phá mới biến nhựa trở lại thành dầu

Đột phá mới biến nhựa trở lại thành dầu

Có quá nhiều đồ nhựa trên thế giới và con người đang vật lộn để tìm cách loại bỏ đồ nhựa cũ trong bối cảnh nó đe dọa môi trường sống của tất cả chúng ta.

Đăng ngày: 13/05/2021
Thợ săn bão vô tình chụp được hình mây móng ngựa

Thợ săn bão vô tình chụp được hình mây móng ngựa

Một thợ săn bão người Mỹ tên Spencer Armlin đã chụp được hình ảnh của một đám mây móng ngựa từ khoảng cách rất gần khi, khi anh đang ngồi trên máy bay.

Đăng ngày: 11/05/2021
Nguy cơ sóng thần hủy diệt ở gần các trung tâm dân cư lớn toàn cầu

Nguy cơ sóng thần hủy diệt ở gần các trung tâm dân cư lớn toàn cầu

Các nhà nghiên cứu đã xác định một nguy cơ sóng thần mới - gây ra bởi các đứt gãy trượt trong vỏ Trái đất - tấn công gần các trung tâm dân cư lớn ven biển trên toàn cầu một cách đáng sợ.

Đăng ngày: 11/05/2021
Trung Quốc phát thải khí nhà kính nhiều hơn cả Mỹ và các nước phát triển cộng lại

Trung Quốc phát thải khí nhà kính nhiều hơn cả Mỹ và các nước phát triển cộng lại

Một thống kê mới nhất đã chỉ ra, Trung Quốc đang là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, thậm chí lượng phát thải đã tăng gấp 3 lần chỉ trong ba thập kỷ qua.

Đăng ngày: 10/05/2021
Sông băng

Sông băng "ngày tận thế" tan nhanh bất thường

Các nhà khoa học cảnh báo số phận của sông băng lớn nhất thế giới sẽ được định đoạt trong giai đoạn vài năm tới, có thể tạo ra ảnh hưởng ở quy mô toàn cầu.

Đăng ngày: 04/05/2021
Vẻ choáng ngợp của 5 ngọn núi

Vẻ choáng ngợp của 5 ngọn núi "nhuộm" màu cầu vồng đẹp nhất thế giới

Dù đường đi hiểm trở, gian nan nhưng những ngọn núi ở độ cao hàng nghìn mét này vẫn thu hút đông đảo du khách tới khám phá mỗi ngày bởi vẻ đẹp kỳ ảo, nhiều màu sắc rực rỡ.

Đăng ngày: 30/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News