Bắt được hình ảnh "xuyên không" 10 tỉ năm từ "quái vật kép" vũ trụ

Hai lỗ đen quái vật được sinh ra trong vũ trụ sơ khai đã tiến gần nhau đến mức không tưởng, không ngừng ngấu nghiến vật chất, tạo nên một chuẩn tinh kép độc nhất vô nhị.

Theo Sci-tech Daily, vật thể độc đáo này đã được xác định bằng sự phối hợp của 2 siêu kính viễn vọng không gian là Hubble và Gaia đang làm nhiệm vụ tìm kiếm các thế giới xa xôi cho NASA và ESA (Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu).

Bắt được hình ảnh xuyên không 10 tỉ năm từ quái vật kép vũ trụ
"Quái vật kép" khủng khiếp bậc nhất vũ trụ là 2 "trái tim" của 2 thiên hà vừa hợp nhất, bị đẩy lại gần nhau - (Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA/ESA).

Tiến sĩ Yue Shen từ Đại học Illinois, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết đây là dạng vật thể gọi là "chuẩn tinh kép", cực hiếm trong vũ trụ. Họ đã phát triển một phương pháp quang phổ gọi là Gemini North để tìm hiểu bản chất của nó. Chuẩn tinh có thể hiểu là một vật thể gần giống với một ngôi sao, nhìn từ Trái đất y hệt một ngôi sao sáng, nhưng không phải. Nó thật ra là vùng năng lượng dữ dội được tạo ra bởi một lỗ đen quái vật (tức lỗ đen siêu khối cực mạnh, cực khổng lồ), đang ngấu nghiến quá nhanh vật chất xung quanh.

Chuẩn tinh kép vừa được tìm thấy là cặp "quái vật" gần nhau nhất từ trước đế nay – cách nhau chỉ 10.000 năm ánh sáng, một khoảng cách lớn nhưng vẫn nhỏ bé khi xét đến khoảng cách 2 lỗ đen siêu khối.

Kết quả phân tích cho thấy 2 lỗ đen tạo nên chuẩn tinh kép chính là 2 lỗ đen trung tâm thiên hà. Thiên hà chứa chúng thật ra là 2 thiên hà vừa hợp nhất mà thành, trong đó 2 chuẩn tinh chính là lỗ đen trung tâm của 2 thiên hà cũ.

Đặc biệt, hình ảnh về chuẩn tinh kép hiếm hoi này thực ra thuộc vũ trụ non trẻ, khi nó mới khoảng 3 tỉ tuổi. Bây giờ chúng ta mới nhìn thấy chỉ vì chúng quá xa, cách đến 10 tỉ năm ánh sáng, tức ánh sáng đi 10 tỉ năm mới đến được kính thiên văn của người Trái đất. Vì vậy, phát hiện đem lại một "cửa sổ thời gian" quý giá giúp các nhà khoa học nghiên cứu về những vật thể sớm của vũ trụ, cũng như sự kiện hợp nhất thiên hà trong quá khứ.

Bản thân thiên hà chứa Trái đất Milky Way của chúng ta cũng sẽ trải qua cuộc hợp nhất khoảng 2 tỉ năm tới, với thiên hà khổng lồ Andromera (Tiên Nữ).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thăm dò Osiris-Rex bắt đầu hành trình dài trở về Trái đất

Tàu thăm dò Osiris-Rex bắt đầu hành trình dài trở về Trái đất

Tàu thăm dò Osiris-Rex của Mỹ đang rời quỹ đạo của tiểu hành tinh Bennu với tốc độ hơn 950km/giờ để trở về nhà sau khi thu thập các mẫu vật tại đây hồi năm ngoái.

Đăng ngày: 11/05/2021
Phát hiện 8 ngôi sao xung xoay hàng trăm vòng mỗi giây

Phát hiện 8 ngôi sao xung xoay hàng trăm vòng mỗi giây

Các nhà thiên văn học báo cáo phát hiện 8 ngôi sao xung " mili giây" cực hiếm ẩn mình bên trong các cụm sao cầu bao quanh dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 11/05/2021
Những sự thật thú vị bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS

Những sự thật thú vị bên trong trạm vũ trụ quốc tế ISS

Cuộc sống của các phi hành gia trên ISS cũng rất khác biệt so với cuộc sống trên địa cầu vì thiếu đi trọng lực và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/05/2021
Vật thể từ vũ trụ từng rơi xuống những nơi khó ngờ nhất trên Trái đất

Vật thể từ vũ trụ từng rơi xuống những nơi khó ngờ nhất trên Trái đất

Từ khi con người bắt đầu phóng tên lửa vào không gian, các mảnh vỡ từ vũ trụ đã quay lại Trái đất ở nhiều địa điểm bất ngờ.

Đăng ngày: 11/05/2021
Kinh hãi ngôi sao hình... sợi mì, quấn chặt lỗ đen

Kinh hãi ngôi sao hình... sợi mì, quấn chặt lỗ đen "quái vật"

Cảnh tượng kinh dị, độc đáo của vũ trụ thực ra là kết cục của việc lỗ đen quái vật cố nuốt một ngôi sao khổng lồ.

Đăng ngày: 10/05/2021
Tên lửa Trung Quốc rơi gần Maldives

Tên lửa Trung Quốc rơi gần Maldives

Một mảnh lớn từ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống vùng biển gần quốc đảo Maldives trên Ấn Độ Dương ngày 9/5.

Đăng ngày: 10/05/2021
Tiết lộ

Tiết lộ "nội thất" khó tin của hành tinh có "vỏ mây, ruột mưa"

Hành tinh đeo nhẫn nổi tiếng của Hệ Mặt trời chứa một lớp mưa heli bên dưới lớp vỏ mây tuyệt đẹp, được tái hiện qua dữ liệu tàu vũ trụ Cassini của NASA.

Đăng ngày: 09/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News