Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm

Ngày 3/12 tại Hà Nội, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm các tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm
Phun thuốc khử trùng tại các ổ dịch.

Theo báo cáo Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở 63 xã, phường của 37 huyện, quận thuộc 23 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 75.000 con; trong đó chủ yếu là vịt.

So với năm 2009, số địa phương xuất hiện dịch cao hơn, trong đó có 11 tỉnh xuất hiện dịch trong hai năm liền; số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy thấp hơn.

Nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát mạnh như hiện nay là do chính quyền và người dân nhiều địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, chưa thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch; sự phối hợp giữa chính quyền với ngành chức năng trong công tác phòng chống dịch còn yếu, nhiều đàn gia cầm chưa được tiêm phòng.


Việc vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới chưa được kiểm soát triệt để. Ngoài ra, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung của người dân cũng gây khó khăn cho công việc tổ chức, phòng chống dịch.

Tại hội nghị, đại diện Cục Thú y cảnh báo hiện tỷ lệ đàn vịt có lưu hành virus cúm gia cầm trung bình là 4,2%, có nghĩa là dịch cúm gia cầm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, trong khi đó, chăn nuôi gia cầm năm nay lại tăng nhanh tới 16% khiến cho nguy cơ bùng phát dịch sẽ cao hơn mọi năm.

Để tránh tình trạng dịch lây lan, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhắc nhở các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyệt đối không được chủ quan, nhanh chóng rà soát, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp. Trong đó, thực hiện quyết liệt công tác tiêm phòng vắcxin cúm gia cầm đợt hai, đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm ổ dịch để bao vây, xử lý quyết liệt, không để dịch lây lan.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News