Tảng đá kỳ diệu có thể uốn cong như miếng cao su, kẹo dẻo

Tính linh hoạt không phải là một đặc điểm thường thấy ở đá. Tuy nhiên, Itacolumite là một ngoại lệ đã khiến các nhà khoa học thích thú.

Itacolumite là một loại sa thạch xốp, thường được sử dụng làm đá xây dựng như làm sàn hoặc tường vì đặc tính bền vững và rất cứng của nó.

Tảng đá kỳ diệu có thể uốn cong như miếng cao su, kẹo dẻo
Đá Itacolumite có thể uốn cong giống như một miếng xốp hay cao su.

Tuy nhiên, khi được cắt thành những dải mỏng chỉ vài cm, loại đá này thể hiện tính linh hoạt cực cao, và đã khiến các nhà địa chất học mê mẩn trong suốt nhiều thập kỷ.

Bằng những thí nghiệm thực tế, nếu lấy một dải đá Itacolumite dài từ 30 đến 60cm, sau đó đặt nó lên giá đỡ ở 2 đầu, hoặc đơn giản là cầm bằng 2 tay, chúng ta sẽ thấy nó sẽ dần bị uốn cong bởi sức nặng của chính nó.

Tuy nhiên khi lật lại dải đá bị cong, hoặc đặt chúng theo phương thẳng đứng, nó sẽ uốn thẳng trở lại dưới tác dụng của trọng lực.

Đặc tính "uốn dẻo" này có lẽ sẽ khiến bạn kinh ngạc, vì đây không phải là thứ mà chúng ta thường thấy đối với các loại đá trong tự nhiên. Tuy nhiên đây không phải là trò bịp, mà hoàn toàn là khoa học.

Tảng đá kỳ diệu có thể uốn cong như miếng cao su, kẹo dẻo
Độ linh hoạt đáng kinh ngạc của đá Itacolumite.

Trên thực tế, tính linh hoạt của Itacolumite từ lâu đã là chủ đề của các cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà địa chất được yêu thích trong nhiều thế kỷ.

Tới nay, các nhà khoa học tin rằng trên mặt đá Itacolumite có một số vảy mica mỏng. Đây được cho là nguyên nhân cấu thành nên sự linh hoạt của đá, khi cho phép một lượng vật chất chuyển động qua lại giữa các hạt cát liền kề.

Trong đó, mức độ "dẻo" của đá phụ thuộc vào đặc tính xốp của chúng, với chức năng tạo ra điểm tiếp giáp đan xen giữa các hạt cát.

Nói một cách đơn giản hơn, độ xốp của đá cho phép vật chất chuyển động giữa các khe, kẽ. Trong khi đó, vẫn có các khớp nối giống như bản lề, nơi các khối được liên kết với nhau bất chấp sự dịch chuyển.

Điều này khiến đá Itacolumite rất dễ để uốn cong khi cầm trên tay, nhưng lại gần như không thể bẻ gãy vì chúng rất cứng.

Loại vật liệu này được đặt theo tên nơi ban đầu nó được phát hiện, đó là làng Pico do Itacolomi ở Minas Gerais, Brazil. Sau này, Itacolumite dần được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như Georgia và Bắc Carolina ở Mỹ, hay làng Kaliana ở Ấn Độ.

Trong một số trường hợp hiếm hoi được ghi nhận, các nhà khoa học cho biết chúng mất dần tính linh hoạt sau khi được làm khô một thời gian dài. Nguyên nhân có thể là do sự cứng lại của một số chất nằm ở vùng kẽ. 

Tuy nhiên, có nhiều mẫu vật vẫn giữ được đặc tính này ở mức độ cao dù tồn tại trong môi trường khô ráo suốt nhiều năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen

Khám phá những tòa nhà chọc trời bằng bùn giữa lòng Yemen

Tại Yemen, các tòa nhà được xây dựng bằng vật liệu tự nhiên, vững bền theo thời gian và thích hợp với khí hậu khô nóng trên bán đảo Ả Rập.

Đăng ngày: 13/10/2021
Lừa tùng xẻo: Món ăn mô phỏng từ biện pháp tra tấn thời cổ đại

Lừa tùng xẻo: Món ăn mô phỏng từ biện pháp tra tấn thời cổ đại

Có thể nói, đây là một trong những món ăn ghê rợn nhất trong lịch sử loài người.

Đăng ngày: 13/10/2021
NASA lên kế hoạch khai thác năng lượng từ núi lửa

NASA lên kế hoạch khai thác năng lượng từ núi lửa

Siêu núi lửa Yellowstone có thể trở thành nguồn cung cấp nhiệt điện cho dân cư xung quanh thông qua dự án trị giá 3,46 tỷ USD.

Đăng ngày: 13/10/2021
Phát hiện cửa hàng bánh humburger bí ẩn trên hòn đảo không có người ở qua Google Maps

Phát hiện cửa hàng bánh humburger bí ẩn trên hòn đảo không có người ở qua Google Maps

Một người dùng Google Map phát hiện ra cửa hàng bánh humburger kỳ lạ trên hòn đảo không có người ở ngoài khơi bờ biển Oman.

Đăng ngày: 12/10/2021
Những sự thật bất ngờ về vương quốc Oman xinh đẹp

Những sự thật bất ngờ về vương quốc Oman xinh đẹp

Oman có tên chính thức là Vương quốc Hồi giáo Oman, nằm tại duyên hải đông nam của bán đảo Ả Rập.

Đăng ngày: 12/10/2021
Ur-Nammu: Bộ luật lâu đời nhất của người Sumer

Ur-Nammu: Bộ luật lâu đời nhất của người Sumer

Nammu là bộ luật lâu đời nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Văn bản này được viết trên các phiến đất sét nung bằng ngôn ngữ của người Sumer vào cuối thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Đăng ngày: 12/10/2021
Nghiên cứu mô phỏng: Trái đất có thể

Nghiên cứu mô phỏng: Trái đất có thể "quay ngược thời gian", làm chúng ta tuyệt chủng

Ngày tận thế của Trái đất có thể không đến từ cái chết của Mặt Trời hay va chạm thiên hà như dự đoán của các nhà thiên văn, mà do hành tinh tự quay về trạng thái trước Sự kiện Oxy hóa lớn.

Đăng ngày: 12/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News