Ớt trổ hoa kết trái trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS
Những cây ớt Chile được gieo trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS đã trổ hoa kết trái trong môi trường vi trọng lực.
Bốn cây ớt Chile gieo trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS hồi cuối tháng 7 trong Môi trường sống thực vật tiên tiến (APH) đã đơm hoa kết trái, theo NASA.
Ớt đơn hoa trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. (Nguồn: NASA).
Ớt được trồng trong Môi trường sống thực vật tiên tiến (APH) trong một phòng thí nghiệm trên ISS. (Nguồn: NASA).
Để thụ phấn cho những bông hoa trên quỹ đạo, hệ thống quạt trong buồng APH đã được điều khiển từ xa bởi nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA từ mặt đất, với tốc độ thay đổi để tạo ra làn gió nhẹ trong môi trường vi trọng lực để kích động hoa và khuyến khích sự chuyển giao phấn hoa. Ngoài ra, các phi hành gia trên ISS cũng hỗ trợ thụ phấn trực tiếp bằng tay.
Các nghiên cứu về sự phát triển của thực vật trong môi trường không trọng lực còn khá hạn chế. Trước đó vào cuối năm 2020, NASA đã trồng cải trên ISS. Các nhà nghiên cứu của NASA đã ghi nhận sự phát triển của thực vật chậm hơn so với các quan sát trên mặt đất trong thí nghiệm này vì những lý do vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Vượt qua những thách thức của việc trồng rau quả trong môi trường không trọng lực là mục tiêu quan trọng đối với các nhiệm vụ dài ngày trong không gian, trong đó các thành viên phi hành đoàn sẽ cần nguồn cung cấp Vitamin C để bổ sung vào chế độ ăn.
Các phi hành gia sẽ thực hiện thu hoạch 2 lứa ớt trong năm nay, vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Một phần ớt thu hoạch sẽ được sử dụng trên ISS, phần còn lại sẽ được đưa về Trái đất để phân tích.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
