Tầng ozone ở Bắc Cực suy giảm kỷ lục
Những quan sát của các nhà khoa học trong vài tháng qua cho thấy sự suy giảm tầng ozone ở Bắc Cực đã đạt đến mức kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
Ngày 5.4, WMO thông báo: “Sự suy giảm tầng ozone, tấm lá chắn bảo vệ cuộc sống trên trái đất khỏi những tia cực tím gây hại, đã đạt đến mức chưa từng có tại Bắc Cực trong mùa xuân, vì sự tồn tại của các loại chất gây hại cho tầng ozone trong khí quyển và mùa đông rất lạnh ở tầng bình lưu”.
Các quan sát cho thấy tầng ozone ở Bắc Cực đã suy giảm 40% từ đầu mùa đông đến cuối tháng 3. Trước đó, mức suy giảm ozone kỷ lục tại Bắc Cực ở vào khoảng 30%, xảy ra vào vài mùa đông trong vòng 15 năm qua.
Ảnh: Reuters.
Vì sự suy giảm này, những khu vực ở Bắc Âu sẽ chứng kiến lượng bức xạ cực tím cao hơn bình thường trong vài tuần tới. WMO khuyên người dân ở khu vực này theo dõi thông tin dự báo về tia cực tím.
Lượng ozone ở tầng bình lưu là một bộ lọc bảo vệ tự nhiên chống lại các tia cực tím nguy hại từ mặt trời, vốn có thể gây ra hiện tượng da bị cháy nắng, bệnh đục nhân mắt, ung thư da và hủy hoại thực vật.
Theo WMO, sự suy giảm ozone kỷ lục ở Bắc Cực xảy ra bất chấp việc thực hiện “rất thành công” Nghị định thư Montreal, vốn có mục tiêu cắt giảm sản xuất và tiêu thụ những loại chất làm suy giảm tầng ozone, chẳng hạn như chlorofluorocarbon (CFC).
Các chất này từng có mặt trong các thiết bị làm lạnh, thuốc trừ sâu và dụng cụ chữa cháy song đã được loại bỏ dần dần.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
