Tạo bản sao kỹ thuật số của Trái đất để đối phó thảm họa

Mô hình Trái đất với độ phân giải một kilomet có thể giúp giới chuyên gia dự đoán những mối đe dọa trong tương lai và tìm cách xử lý.

Các nhà khoa học đến từ Liên minh châu Âu (EU) tiến hành chương trình mới để tạo ra mô phỏng kỹ thuật số của toàn bộ Trái đất. Mục đích của họ là lập mô hình các xu hướng khí hậu có khả năng gây ra thảm họa. Dự án mang tên Destination Earth là nỗ lực nhằm góp sức trung hòa carbon vào năm 2050 và dự kiến kéo dài 10 năm.

Tạo bản sao kỹ thuật số của Trái đất để đối phó thảm họa
Dự án Destination Earth sẽ kéo dài 10 năm. (Ảnh: Shutterstock).

"Destination Earth (DestinE) sẽ đóng góp vào chương trình Green Deal and Digital Strategy của EU. Dự án sẽ mở ra tiềm năng của mô hình kỹ thuật số với các nguồn tài nguyên trên Trái đất và hiện tượng liên quan như biến đổi khí hậu, môi trường biển, vùng cực và băng quyển,... ở quy mô toàn cầu, đẩy nhanh chuyển giao năng lượng xanh, đồng thời giúp lên kế hoạch đối phó suy thoái môi trường và thiên tai", nhóm nghiên cứu cho biết.

Để tạo ra bản sao kỹ thuật số của Trái đất, các nhà khoa học sẽ sử dụng siêu máy tính và hệ thống dữ liệu đám mây để tận dụng công suất tính toán. Lý do DestinE được xem như một dự án đầy thách thức là bởi không nhiều máy tính trên thế giới có khả năng lập mô hình thô để chứa mô hình Trái đất với độ phân giải một kilomet. Do đó, EU đang gia nhập cuộc đua với các cường quốc hàng đầu thế giới để phát triển siêu máy tính có thể thực hiện hơn một tỷ phép tính mỗi giây với vốn đầu tư 9,66 tỷ USD.

Do quá trình phát triển diễn ra chậm, mô hình sẽ được nạp dữ liệu quan sát Trái đất và hoạt động của con người, xây dựng một ngân hàng thông tin thay đổi thường xuyên. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu có thể chạy các mô phỏng tương lai với nhiều tham số, giúp đối phó biến đổi khí hậu và cho phép các nhà làm luật lựa chọn lộ trình tối ưu.

Mô hình kỹ thuật số của Trái đất cũng giúp dự đoán và chuẩn bị giải pháp trong trường hợp xảy ra siêu bão và những sự kiện thời tiết cực đoan khác, giảm nhẹ tác động tới quần thể dân cư. "Ví dụ, nếu bạn định xây con đê cao hai mét ở Hà Lan, tôi có thể chạy dữ liệu ở mô phỏng kỹ thuật số và kiểm tra liệu con đê có khả năng bảo vệ trước thảm họa vào năm 2050 hay không", Peter Bauer, phó giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm dự báo thời tiết châu Âu, người đồng khởi xướng dự án DestinE, giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều khiển vật thể bay lơ lửng bằng ánh sáng

Điều khiển vật thể bay lơ lửng bằng ánh sáng

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Pennsylvania có thể làm hai tấm nhựa nhỏ bay lên cao, chỉ sử dụng duy nhất ánh sáng.

Đăng ngày: 01/03/2021
Chế tạo thành công ống kính máy ảnh có thể thay đổi tiêu cự mà không cần các bộ phận chuyển động

Chế tạo thành công ống kính máy ảnh có thể thay đổi tiêu cự mà không cần các bộ phận chuyển động

Một nhóm tại MIT đã phát triển và thử nghiệm một " siêu thấu kính" mới có khả năng thay đổi tiêu cự theo nhiệt độ, không có bộ phận chuyển động.

Đăng ngày: 27/02/2021
Các nhà khoa học chế tạo thành công loại nhựa được làm từ dầu thực vật

Các nhà khoa học chế tạo thành công loại nhựa được làm từ dầu thực vật

Loại nhựa mới này có khả năng tái chế hiệu quả hơn rất nhiều so với chất liệu nhựa chúng ta vẫn đang sử dụng hàng ngày.

Đăng ngày: 27/02/2021
Kỹ thuật nâng cấp não bộ như

Kỹ thuật nâng cấp não bộ như "lên đời" PC

Áp dụng những cải tiến sinh học có thể khiến con người mất đi nét đặc trưng của bản thân.

Đăng ngày: 23/02/2021
Robot bước đi giống rùa không cần mạch điện tử

Robot bước đi giống rùa không cần mạch điện tử

Mẫu robot mềm mới hoạt động nhờ khí nén, có thể bước đi trên mặt đất và tự tránh vật cản.

Đăng ngày: 23/02/2021
Mũ bảo hiểm thông minh tự bật đèn khi trời tối

Mũ bảo hiểm thông minh tự bật đèn khi trời tối

Mũ bảo hiểm Omne Eternal chuyển ánh sáng thành điện để sạc pin, pin tiếp tục cung cấp năng lượng cho đèn hậu và các cảm biến.

Đăng ngày: 23/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News