Tạo ra "thần dược" không đắng chữa bệnh đường ruột cho trẻ em

"Thần dược" berberin chữa bệnh đường ruột mà không có tác dụng phụ, tuy nhiên nó rất đắng. Nhóm nghiên cứu ở DK Pharma vừa thành công trong việc làm biến mất vị đắng này.

Berberin là kháng sinh tự nhiên có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như có công hiệu nhanh chóng trong điều trị các bệnh đường ruột, không làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của hệ vi khuẩn đường ruột và giá thành rẻ.

Trẻ em là đối tượng cần sử dụng berberin nhiều nhất vì các em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, thường mắc các bệnh về đường ruột và cần dùng các sản phẩm lành tính. Nhưng berberin có vị đắng rất mạnh, dẫn đến khó uống hay thậm chí là dễ nôn trớ. Nhược điểm này cũng làm giảm khả năng mở rộng thị trường berberin của các công ty dược phẩm.

Tạo ra thần dược không đắng chữa bệnh đường ruột cho trẻ em
Berberin trị bệnh đường ruột rất tốt nhưng lại quá đắng khiến nhiều người mà cụ thể là trẻ em khó dùng.

Nhận thấy vấn đề trên, dược sĩ Nguyễn Trường Giang và cộng sự ở Công ty cổ phần Dược khoa DK Pharma (thuộc trường Đại học Dược Hà Nội) đã nảy ra ý tưởng tạo chế phẩm berberin không đắng ở dạng lỏng và rắn, giúp người sợ đắng và trẻ em dễ sử dụng hơn, từ đó góp phần giảm bớt việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh đường ruột.

Trước đây đã có nhiều cách "trị đắng" nhưng các giải pháp chỉ tạm thời khắc phục bằng cách dùng đường ngọt. Các công ty dược phẩm trong nước và trên thế giới đã sản xuất thuốc berberin ở dạng viên bao đường hoặc viên nang để che giấu vị đắng, dễ uống hơn.

Tuy thế, thuốc berberin ở các dạng này cần nhiều thời gian để hòa tan lớp vỏ bao và phân rã thuốc, khiến thuốc chậm phát huy tác dụng hơn so với với dạng thông thường. Hơn nữa, các gia đình có trẻ nhỏ thường nghiền thuốc viên thành bột cho trẻ dễ nuốt, dẫn đến mất tác dụng của viên bao đường.

Mặt khác, đối với giải pháp bào chế dạng siro lỏng cho trẻ em quả thật càng khó khăn hơn. Trước đây, trên thị trường chỉ có dạng berberin viên nén mà không ai dám nghĩ tới việc sản xuất berbrin ở dạng lỏng, bởi vì "làm dạng lỏng không hề khó gì nhưng do berberin có vị quá đắng nên làm ở dạng viên nén sẽ dễ uống hơn dạng lỏng", dược sĩ Nguyễn Trường Giang giải thích.

Tạo ra thần dược không đắng chữa bệnh đường ruột cho trẻ em
Nhóm nghiên cứu đang điều chế thuốc trong phòng thí nghiệm.

Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu dược chất của các loài cây cỏ Việt Nam, dược sĩ Nguyễn Trường Giang và cộng sự đã tìm cách làm cho vị đắng biến mất dựa ngay vào tính chất hóa học của berberin. Sau thời gian dài mày mò, anh và cộng sự phát hiện ra khi kết hợp berberin với các dẫn xuất của tanin – một hợp chất có trong nhiều loại thực vật như trà, quế, có vị chát – theo một tỷ lệ sẽ giảm bớt vị đắng của berberin mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Phương pháp này có thể áp dụng với cả berberin dạng rắn và lỏng. Chỉ cần hòa tan tanin với chiết xuất berberin (dạng muối) vào nước theo tỷ lệ khoảng từ 1:2 đến 5:1, sau đó bổ sung thêm tá dược (tùy theo dạng lỏng hoặc viên nén) theo quy trình sản xuất thông thường.

"Ngoài ra trong quá trình này, chúng tôi cũng phát hiện việc sử dụng tá dược trương nở (dùng để tạo độ nhớt trong sản xuất thuốc berberin dạng lỏng) theo một tỷ lệ thích hợp cũng góp phần giảm vị đắng của chế phẩm", dược sĩ Nguyễn Trường Giang cho biết.

Kết quả thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy berberin dạng lỏng giảm tới 94,5% vị đắng và berberin dạng viên nén giảm đến 99,2% vị đắng so với thông thường. Đồng thời ở dạng lỏng cho tác dụng nhanh hơn, hiệu quả hơn dạng viên nén.

Nhờ tính sáng tạo cao, quy trình sản xuất chế phẩm berberin không đắng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng độc quyền sáng chế số 1-0022834 công bố ngày 27/01/2020. Thuốc Berberin không đắng đã được DK Pharma bán rộng rãi trong cả nước và nhận được phản hồi rất tích cực của người dùng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
ECMO là gì? Khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?

ECMO là gì? Khi nào bệnh nhân cần can thiệp ECMO?

Thông thường, những người cần được hỗ trợ chỉ sử dụng máy ECMO trong một vài giờ đến một vài ngày, nhưng một số người có thể cần phải sử dụng ECMO trong một vài tuần, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh.

Đăng ngày: 20/03/2020
Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra

Cô gái được ghép tay từ nam thanh niên da đen, 2 năm sau điều kỳ diệu bỗng xảy ra

Các bác sĩ Ấn Độ gần đây đã báo cáo trường hợp một cô gái trẻ gần ba năm trước đã trải qua cấy ghép tay từ người hiến tặng là một nam thanh niên, kỳ lạ là bàn tay đã thay đổi màu sắc để phù hợp với màu da của cô gái.

Đăng ngày: 20/03/2020
Tạo ra cơ thể con người… thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Tạo ra cơ thể con người… thu nhỏ trong phòng thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những gì được cho là mô hình trong phòng thí nghiệm tinh vi nhất trên thế giới về cơ thể con người.

Đăng ngày: 19/03/2020
Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Nguy hiểm khi uống và dùng cồn 90 độ sát khuẩn

Bệnh nhân nghiện rượu đã mua cồn y tế về để uống. Sai lầm này khiến người đàn ông ở Hải Dương hôn mê.

Đăng ngày: 17/03/2020
6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày

Theo bạn, nên rửa tay trước hay sau khi đi vệ sinh? Cẩn thận nhầm đấy nhé!

Đăng ngày: 17/03/2020
Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Hydroxychloroquine là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bạn dùng thuốc hydroxychloroquine để ngăn chặn hoặc điều trị bệnh sốt rét nhiễm trùng do muỗi cắn. Thuốc không có tác dụng đối với một số loại bệnh sốt rét (kháng chloroquine).

Đăng ngày: 17/03/2020
Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công

Với độc tính gấp ngàn lần cyanide, tetrodotoxin là một trong những chất độc thần kinh nguy hiểm nhất trong thế giới tự nhiên lần đầu tiên đã được các nhà khoa học tổng hợp qua con đường nhân tạo.

Đăng ngày: 14/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News