Tất cả các cây xương rồng đều có lá
Dù bề ngoài hầu hết xương rồng trông như không có lá, song một nghiên cứu mới đây khẳng định tất cả các loài cây có gai này thực ra đều sở những cái lá siêu nhỏ.
Phát hiện không chỉ bổ sung những hiểu biết thú vị về nhóm thực vật khác thường này, mà còn mở rộng hơn những chức năng đã biết của lá cây.
"Nếu mọi người nhìn kỹ vào cây xương rồng để tìm lá, họ cần cảnh giác với những cái gai chọc vào mắt", James Mauseth, tác giả của nghiên cứu, cảnh báo.
Ông đã thu thập mẫu của 141 loài xương rồng khác nhau, hầu hết đều sống hoang dại, sau đó phân tích cây và mô của chúng dưới độ phóng đại lớn. Mauseth cho biết những chiếc lá xương rồng mới tìm thấy (nhìn rõ nhất dưới kính hiển vi) nằm ở đế các chùm gai.
Với kích cỡ từ 30 tới 2.310 micromét (một micromét tương đương một phần triệu mét), lá xương rồng có thể được xem là những cái lá nhỏ nhất thế giới. Thông thường, lá có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời, sản xuất đường và hỗ trợ quá trình hấp thu nước cũng như hô hấp. Tuy nhiên, với những cái lá cỡ hiển vi của xương rồng, Mauseth cho rằng nó có thể có nhiệm vụ khác.
Ông giả thuyết rằng xương rồng cần những cái lá tí hon này để làm chỗ cho chồi nảy (chồi thường mọc ở nách lá), tránh tình trạng "mọc lạc chỗ, hoặc không thể mọc chồi được".
![]() |
Một cây xương rồng khổng lồ ở Arizona, Mỹ, với những chiếc lá nhỏ li ti chỉ có thể thấy được bằng kính hiển vi. (Ảnh: Discovery) |
T. An

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...
