Tàu con thoi Endeavour hoàn tất sứ mạng cuối cùng
Hôm nay, 30-5, tàu con thoi Endeavour của Mỹ cùng phi hành đoàn sáu người đã tách thành công khỏi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để trở về Trái Đất, kết thúc sứ mạng cuối cùng kéo dài 16 ngày.
Tàu Endeavour bay xung quanh trạm ISS. (Ảnh: NASA).
Khoảng 10 giờ 55 phút sáng hôm qua (giờ Việt Nam), tàu Endeavour tách ISS khi đang ở độ cao 322 km trên bầu trời Bolivia.
Ngay sau khi rời cầu cảng, tàu Endeavour có một chuyến bay chụp ảnh vòng quanh ISS. Bên cạnh đó, phi hành đoàn cũng có nhiệm vụ thử nghiệm hệ thống dẫn đường mới dành cho thế hệ tàu vũ trụ trong tương lai.
Trong sứ mệnh cuối cùng của mình, Endeavour chuyển giao một hệ thống quang phổ kế từ AMS (Alpha Magnetic Spectrometer) dò tìm tia vũ trụ trị giá 2 tỉ USD, dự kiến hoạt động trên trạm ISS trong 10 năm tới.
Chiếc máy AMS này hiện thu được 25 - 40 triệu hạt vũ trụ có giá trị phục vụ cho việc phân tích. Nhiệm vụ chính của máy AMS là chặn thu vật chất đen cũng như phản vật chất. Qua đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ khám phá được nguồn gốc của vũ trụ.
Ngoài ra, tàu Endeavour cũng vận chuyển khối lượng lớn thiết bị và dụng cụ dự phòng, cũng như một cầu cảng mở rộng cho công việc sửa chữa trong thời gian tới. Cầu cảng mới này được hoàn tất sau bốn chuyến đi bộ ngoài không gian của các nhà du hành.
Các phi hành gia của Endeavour còn lắp đặt một số hệ thống hỗ trợ sự sống thiết yếu giúp trạm ISS sẵn sàng vận hành, trong trường hợp tất cả các tàu con thoi ngừng hoạt động.
Kể từ chuyến bay đầu tiên vào tháng 5 - 1992, đến nay, tàu con thoi Endeavour hoàn tất 25 sứ mệnh với 4.429 vòng quanh Trái Đất. Tàu Endeavour đã cập cảng trạm ISS 10 lần và trạm MIR một lần.
Dự kiến, Endeavour sẽ về tới Trái Đất vào rạng sáng 1-6 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida và "nghỉ hưu" trong Viện bảo tàng của bang California, Mỹ. Sau sứ mệnh cuối cùng của tàu Endeavour, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng sẽ thực hiện chuyến bay cuối cùng cho tàu Atlantis vào đầu tháng bảy tới.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
