Tàu con thoi Mỹ hư hại sau thử nghiệm
Tàu con thoi thế hệ mới Dream Chaser có chuyến bay thử tự do lần đầu hôm 26/10 nhưng bị hư hại vì bộ phận hạ cánh gặp sự cố.
>>> NASA thử nghiệm tàu con thoi thế hệ mới
Tàu Dream Chaser bị hỏng ở bộ phận hạ cánh và không thể triển khai đúng kế hoạch đặt ra. Thiệt hại trên vẫn chưa được các nhà quản lý đánh giá cụ thể nhưng tàu Dream Chaser sẽ được sửa chữa sau khi phát hiện trục trặc tại đường băng căn cứ không quân Edwards ở California.
Tàu Dream Chaser trong một cuộc thử nghiệm. (Ảnh: NASA)
Bộ phận hạ cánh của tàu Dream Chaser sử dụng trong lần thử nghiệm này là bộ phận hạ cánh chuyển đồi từ máy bay chiến đấu F-5E. Dự kiến phiên bản Dream Chaser trong tương lai sẽ sử dụng một thiết kế khác.
Dự án Dream Chaser được NASA tài trợ 227,5 triệu USD và là một phần trong chương trình phát triển tàu vũ trụ đưa những phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 2017.
Tàu Dream Chaser hiện dựa trên một thiết kế trong 20 năm của NASA và là tàu vũ trụ có cánh duy nhất trong những phương án được đề xuất. Khi đưa vào sử dụng, Dream Chaser sẽ được trang bị một động cơ 5 tên lửa đẩy, nó có thể chở 7 phi hành gia cùng hàng hóa vào không gian và quay trở về Trái Đất khi kết thúc nhiệm vụ.
Chuyến bay thử nghiệm không người lái hôm 26/10 của tàu con thoi Dream Chaser là một cột mốc quan trọng. Vài tháng qua, tàu Dream Chaser cũng trải qua nhiều bài kiểm tra khác trong đó bài kiểm tra ở độ cao 3.700m khi tàu được nâng bởi máy bay trực thăng.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
