Tàu của NASA phát hiện một "vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ" bao quanh Trái Đất

Con người không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng mỗi Trái Đất, mà những hoạt động của chúng ta cũng đang thay đổi cả vũ trụ.

Các tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã phát hiện một “vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ” bao quanh Trái Đất, qua thử nghiệm đã xác nhận nó thực sự có ảnh hưởng đến thời tiết vũ trụ nằm rất cao bên trên khí quyển của hành tinh chúng ta.

Điều này có nghĩa là con người không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng mỗi Trái Đất, mà những hoạt động của chúng ta cũng đang thay đổi cả vũ trụ. Nhưng tin tốt là không giống như những ảnh hưởng tiêu cực của chúng ta đến hành tinh, thứ “bong bóng” mà chúng ta đang tạo ra ngoài không gian thực sự đang đem lại lợi ích cho con người.

Trở lại năm 2012, NASA đã phóng hai tàu thăm dò để hoạt động song song với nhau khi chúng lướt qua Vành đai bức xạ Van Allen của Trái Đất với tốc độ khoảng 3.200km/h. Hàng tinh của chúng ta được bao quanh bởi hai vành đai bức xạ như thế (và một vành đai tạm thời). Vành đai bên trong có độ cao khoảng từ 640 - 9.600km trên bề mặt Trái Đất, trong khi vành đai bên ngoài có độ cao vào khoảng 13.500 - 58.000km.

Gần đây, các tàu thăm dò Van Allen đã phát hiện ra một thứ rất kỳ lạ khi chúng đang theo dõi hoạt động của các hạt tích điện nằm trong từ trường của Trái Đất - đây chính là một rào cản ngăn chặn bức xạ từ Mặt Trời.

Tàu của NASA phát hiện một vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ bao quanh Trái Đất
Các nhà khoa học phát hiện một rào cản ngăn chặn bức xạ từ Mặt Trời quanh Trái Đất.

Khi tiến hành điều tra, các nhà khoa học thấy rằng "bong bóng" này đã hoạt động để đẩy Vành đai Van Allen ra xa hơn khỏi Trái Đất trong vài thập kỷ qua, và hiện nay, giới hạn dưới của những dòng bức xạ đã thực sự nằm cách xa chúng ta hơn so với những năm 1960.

Vậy những gì đã thay đổi?

Có một loại hình truyền thông được gọi là truyền thông vô tuyến Tần số rất thấp (VLF), loại hình này đã trở nên phổ biến hơn nhiều so với những nằm 60, nhóm nghiên cứu tại NASA đã xác nhận rằng chúng có thể ảnh hưởng đến cách thức và vị trí của các hạt trong không gian di chuyển. Nói cách khác, nhờ có VLF, chúng ta hiện nay đang có một "vòng bảo vệ nhân tạo" bao quanh Trái Đất.

“Rất nhiều thử nghiệm và quan sát đã chỉ ra rằng, dưới điều kiện thích hợp, tín hiệu vô tuyến trong dải tần số VLF có thể ảnh hưởng đến các đặc tính của môi trường có năng lượng bức xạ cao xung quanh Trái Đất”, Phil Erickson từ Đài quan sát Haystack của MIT, Massachusetts, một thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Hầu hết chúng ta không sử dụng nhiều đến tín hiệu VLF trong cuộc sống thường ngày, nhưng chúng vẫn là trụ cột trong nhiều hoạt động kỹ thuật, khoa học và quân sự. Với dải tần số từ 3 đến 30 kilohertz, chúng quá yếu để truyền tải âm thanh, nhưng lại hoàn hảo để chuyển những tin nhắn mã hóa ở khoảng cách xa hoặc dưới nước sâu.

Một trong những công dụng phổ biến nhất của tín hiệu VLF là liên lạc với những tàu ngầm ở dưới sâu và do các bước sóng lớn của chúng có thể bị phân tán xung quanh những vật cản lớn như các dãy núi, nên loại tín hiệu này cũng được sử dụng để truyền tải thông tin ở những địa hình phức tạp. Công dụng của tín hiệu VLF dường như chỉ gói gọn trong hành tinh, nhưng hóa ra chúng đã bị rò rỉ vào không gian bao quanh Trái Đất, sau đó chúng ở lại đủ lâu để hình thành một “bong bóng” bảo vệ khổng lồ.


Tàu thăm dò của NASA phát hiện một vòng bảo vệ nhân tạo quanh Trái Đất.

Khi các tàu thăm dò Van Allen so sánh vị trí của “bong bóng” VLF với giới hạn của vành đai bức xạ Trái Đất, thứ họ nhìn thấy ban đầu là một sự trùng hợp thú vị: “Phạm vi bên ngoài của bong bóng VLF gần như sát với giới hạn trong của Vành đai bức xạ Van Allen”, NASA nói.

Nhưng khi NASA nhận ra rằng tín hiệu VLF thực sự có thể ảnh hưởng đến sự di chuyển của các hạt tích điện bên trong vành đai bức xạ, thì họ cũng hiểu rằng “vòng bảo vệ nhân tạo” của chúng đã liên tục đẩy vành đai bức xạ ra xa hơn.

Có lẽ vòng bảo vệ VLF là ảnh hưởng tích cực nhất mà con người đã tạo ra bên ngoài vũ trụ, nhưng nó không phải là duy nhất - chúng ta đã tạo ra dấu ấn của mình trong không gian từ thế kỷ 19, và đặc biệt vào 50 năm sau, khi những vụ nổ bom hạt nhân liên tiếp được thực hiện.

“Những vụ nổ này tạo ra một vành đai phóng xạ nhân tạo gần Trái Đất, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với rất nhiều vệ tinh”, NASA giải thích trong báo cáo mới của họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về điểm giao nhau giữa Vũ trụ của chúng ta với một Vũ trụ song song khác

Bí ẩn về điểm giao nhau giữa Vũ trụ của chúng ta với một Vũ trụ song song khác

Thắc mắc rằng cuộc đời chúng ta ở Vũ trụ song song kia như thế nào nhỉ?

Đăng ngày: 20/05/2017
Ông trùm vũ trụ nước Nga tuyên bố người Nga sẽ về đích trước SpaceX

Ông trùm vũ trụ nước Nga tuyên bố người Nga sẽ về đích trước SpaceX

Ông chủ Vladimir Solntsev của gã khổng lồ vũ trụ nước Nga chỉ xem kế hoạch đưa người lên Mặt trăng của Elon Musk là ý tưởng táo bạo nhưng không đánh giá cao tính thực tế của nó.

Đăng ngày: 20/05/2017
Dịch vụ mai táng người trong vũ trụ giá 2.500 USD

Dịch vụ mai táng người trong vũ trụ giá 2.500 USD

Tro cốt người đã khuất sẽ được đưa lên vũ trụ bằng tên lửa của tỷ phú công nghệ Elon Musk và quay quanh quỹ đạo trong hai năm.

Đăng ngày: 20/05/2017
Lần đầu tiên quan sát được dải từ trường nối liền 2 thiên hà

Lần đầu tiên quan sát được dải từ trường nối liền 2 thiên hà

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng của một trường từ tính (từ trường) tạo thành 1

Đăng ngày: 18/05/2017
Sao chổi 67P tự thải oxy của chính mình vào không gian

Sao chổi 67P tự thải oxy của chính mình vào không gian

Vào năm 2015, các nhà khoa học công bố phát hiện ra phân tử khí oxy trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, dựa trên kết quả quan sát của tàu vũ trụ Rosetta.

Đăng ngày: 18/05/2017
Việt Nam xem xét cấp phép bay cho phi thuyền không gian đầu tiên

Việt Nam xem xét cấp phép bay cho phi thuyền không gian đầu tiên "made in Vietnam"

Tốt nghiệp thạc sĩ tại Pháp, Phạm Gia Vinh được nhiều nơi ở Pháp và châu Âu mời về làm việc với mức lương hấp dẫn, nhưng anh đã từ chối và quyết định trở về Việt Nam khởi nghiệp ở tuổi 25.

Đăng ngày: 18/05/2017
Vụ nổ siêu tân tinh có thể hủy diệt Trái Đất từ 50 năm ánh sáng

Vụ nổ siêu tân tinh có thể hủy diệt Trái Đất từ 50 năm ánh sáng

Khoảng cách chết chóc giữa vụ nổ siêu tân tinh và Trái Đất lớn gấp đôi so với ước tính trước đây của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 17/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News