Tàu Discovery kết nối Trạm ISS hoàn hảo

Sau ba lần trì hoãn và hai ngày bay, tàu Discovery đã kết nối thành công với Trạm vũ trụ ISS. Một chương trình thí nghiệm phong phú và phức tạp đang tiến hành.

Sau ba lần trì hoãn, trưa ngày 29/8, tàu con thoi Discovery của Mỹ đã được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida. Và sau gần hai ngày bay, tàu con thoi Discovery đã "cập bến" hoàn hảo tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trên bầu trời Đại Tây Dương vào tối 30/8 (23 giờ 54 phút, giờ GMT). 

Nữ phi hành gia Nicole Stott và con tàu Discovery. (Ảnh: Today.ucf.edu)

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết tàu Discovery đã kết nối với ISS sớm hơn tám phút so với dự định và cuộc kết nối được ví "êm như nhung".

Đây là chuyến thám hiểm vũ trụ thứ 128 của các tàu con thoi Mỹ và là chuyến thứ 30 lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Đây cũng là lần thứ hai trong lịch sử hơn 10 năm hình thành, "cư dân" ISS tăng lên 13 người. Lần thứ nhất diễn ra ngay tháng Bảy vừa qua khi tàu con thoi Endeavour với bảy phi hành gia lên ISS thực hiện sứ mệnh tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng trạm vũ trụ này.

Tàu Discovery được phóng lên cùng phi hành đoàn gồm 7 nhà du hành vũ trụ, vận chuyển các trang thiết bị như một buồng ngủ, máy tập chạy bộ, máy ướp lạnh, thực phẩm và những thiết bị khác. Ngoài ra, Discovery cũng đưa lên ISS một thành viên mới - nữ phi hành gia duy nhất người Mỹ Nicole Stott, người sẽ thay thế kỹ sư Tim Kopra và sẽ ở lại làm việc trên ISS cho đến tháng 11.

Chủ tịch nhóm quản lý các chuyến bay vào vũ trụ của NASA, ông LeRoy Cain cho biết, phân tích sơ bộ các tấm ảnh ghi lại quá trình cất cánh của tàu Discovery lần này cho thấy con tàu đã không gặp hư hại gì đáng kể, thậm chí các mảng xốp cách nhiệt bong ra từ bồn chứa nhiên liệu ngoài của tàu trong quá trình cất cánh cũng nhỏ không đáng kể.

Trong sứ mệnh kéo dài 13 ngày này, các nhà du hành vũ trụ trên tàu Discovery sẽ thực hiện ba chuyến đi bộ ra ngoài khoảng không nhằm thay thế một thùng đựng dung dịch liquid amonia, tháo dỡ một thiết bị thử nghiệm ở bên ngoài ISS và đưa về Trái Đất.

Tròn 10 năm tính đến ngày 20/11/2008, ISS là một dự án vũ trụ quốc tế lớn nhất của thế kỷ XX và thế kỷ XXI, trị giá 100 tỷ USD với 16 nước tham gia. Trọng lượng hiện tại của ISS là hơn 300 tấn và sẽ đạt 377 tấn sau khi được hoàn thiện. Lúc đầu các nhà khoa học dự tính thời gian hoạt động của ISS trên quỹ đạo là 15 năm.

Hiện các nước tham gia dự án đang vạch kế hoạch kéo dài "tuổi thọ" ISS đến năm 2020 và biến nó thành "cảng vũ trụ" để chuẩn bị cho các chuyến c hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News