Tàu đổ bộ Nhật Bản chụp bức ảnh cuối cùng trên Mặt trăng

Tàu vũ trụ SLIM sẽ trải qua đêm lạnh kéo dài trên Mặt trăng ở trạng thái ngủ yên và có thể không bao giờ tỉnh lại sau đó.

Tàu đổ bộ SLIM của Nhật Bản đã cạn năng lượng trước khi màn đêm lạnh trên Mặt trăng kết thúc nhiệm vụ, nhưng vẫn kịp truyền về những ảnh chụp cuối cùng và nhiều dữ liệu khoa học, Space hôm 1/2 đưa tin.

Tàu đổ bộ Nhật Bản chụp bức ảnh cuối cùng trên Mặt trăng
Bức ảnh tàu SLIM chụp khi hạ cánh (trái) và khi khôi phục hoạt động. (Ảnh: JAXA).

SLIM (Smart Lander for Investigating Moon) thành công hạ cánh chính xác ở vành miệng hố Shioli hôm 19/1, dù động cơ có vấn đề do tàu tiếp đất trong tư thế lộn ngược. Kết quả là pin quang năng của tàu vũ trụ quay về phía tây và không nhận được lượng ánh sáng Mặt trời như dự kiến, ban đầu khiến tàu phải tạm dừng hoạt động trên bề mặt Mặt trăng. Nhưng SLIM hoạt động trở lại gần 10 ngày sau khi hạ cánh, do Mặt trời chiếu lên pin quang năng của nó.

Cơ quan khám phá hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), đơn vị vận hành SLIM, dành những ngày gần đây để quét bề mặt Mặt trăng gần đó bằng camera đa tần (MBC) nhằm tìm hiểu về thành phần cấu tạo. MBC được thiết kế để tìm olivine và nhiều loại khoáng chất khác thông qua phân tích quang phổ của ánh sáng Mặt trời phản chiếu, theo tổ chức phi lợi nhuận Planetary Society.

JAXA chia sẻ bức ảnh cuối cùng chụp bằng camera định hướng của SLIM hôm 31/1. Họ cũng xác nhận tàu vũ trụ đã tiến vào trạng thái im lìm như dự kiến. JAXA sẽ cần chờ qua đêm Mặt trăng dài bằng khoảng 14,5 ngày Trái đất cùng với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thuận lợi trong thời gian ban ngày tiếp theo (bắt đầu vào khoảng ngày 15/2) trước khi SLIM có thể tái sinh một lần nữa. Tuy nhiên, để tàu thăm dò tỉnh lại, hệ thống điện tử của nó phải duy trì quay về phía xích đạo vào buổi đêm trên Mặt trăng, khi nhiệt độ vào khoảng -130 độ C.

Nhưng bất kể SLIM có tỉnh lại hay không, tàu vũ trụ này đã đạt đầy đủ mục tiêu của nhiệm vụ như hạ cánh chính xác, triển khai hai robot tự hành nhỏ và thu thập nhiều dữ liệu khoa học. "Dựa trên lượng lớn dữ liệu đã thu thập, chúng tôi đang tiến hành phân tích để nhận dạng đá và ước tính thành phần hóa học của khoáng chất, góp phần giải quyết bí ẩn về nguồn gốc Mặt trăng", JAXA cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Sát thủ xuyên không" 13 tỉ năm giết chết cả một thiên hà

Kính viễn vọng ALMA vừa bắt được hình ảnh rùng rợn gần 13 tỉ năm trước, trong đó những sợi khí tử thần đang " tàn sát" một thiên hà.

Đăng ngày: 02/02/2024
Phi hành gia điều khiển robot chó từ không gian

Phi hành gia điều khiển robot chó từ không gian

Phi hành gia Marcus Wandt đã hoàn thành thành công một loạt thử nghiệm cho dự án Surface Avatar, bao gồm việc điều khiển Bert, một robot giống chó bốn chân.

Đăng ngày: 02/02/2024
Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất lịch sử sắp xuất hiện

Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận diễn ra hơn 2.700 năm trước, kéo dài 7 phút 28 giây, chỉ kém vài giây so với mức tối đa.

Đăng ngày: 02/02/2024
Tranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời

Tranh cãi về mặt trăng đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện ngoại mặt trăng đầu tiên của nhóm nghiên cứu ở Đại học Columbia vấp phải hoài nghi từ một số nhà thiên văn khác.

Đăng ngày: 02/02/2024
Nổ lớn ở Thượng Hải trong cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa

Nổ lớn ở Thượng Hải trong cuộc thử nghiệm động cơ tên lửa

Ba công nhân bị thương, những người dân xung quanh nghe thấy tiếng nổ lớn và cửa sổ nhà rung lắc mạnh khi hãng khởi nghiệp LandSpace ở Thượng Hải thử nghiệm động cơ tên lửa tối 30/1.

Đăng ngày: 01/02/2024
Năm tiểu hành tinh khổng lồ lướt qua Trái đất tuần này

Năm tiểu hành tinh khổng lồ lướt qua Trái đất tuần này

NASA đang theo dõi sự kiện đặc biệt này, mặc dù các tiểu hành tinh không có nguy cơ va chạm Trái đất.

Đăng ngày: 01/02/2024
Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Tàu vũ trụ chụp hình ảnh lạ ở nơi NASA tin là có sự sống

Thế giới mà một tàu săn sự sống của NASA sẽ hướng đến trong năm 2024 tiếp tục để lộ điều hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News