Tàu vũ trụ Nhật Bản "tắt" sau 3 tiếng đổ bộ Mặt trăng

Gần 3 tiếng sau cuộc đổ bộ Mặt trăng, tàu vũ trụ của Nhật Bản dừng hoạt động chờ phục hồi khi Mặt trời chiếu vào các tấm quang năng của nó, JAXA hôm nay cho biết.

Tàu đổ bộ Thông minh Điều tra Mặt trăng (SLIM), hay Moon Sniper, hạ cánh thành công trên Mặt trăng lúc 22h20 ngày 19/1 (giờ Hà Nội), biến Nhật Bản thành nước thứ 5 đưa tàu đáp xuống nhẹ nhàng trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Tuy nhiên, sau khi SLIM hạ cánh, Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) không thể xác nhận các pin Mặt trời của con tàu đang sản xuất điện.

Tàu vũ trụ Nhật Bản tắt sau 3 tiếng đổ bộ Mặt trăng
Mô phỏng tàu vũ trụ SLIM trên bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: JAXA).

Gần 3 tiếng sau cuộc đổ bộ lịch sử, các chuyên gia đã "tắt" SLIM, tạo điều kiện cho con tàu phục hồi khi Mặt trời chiếu vào các tấm quang năng của nó. Trước khi tắt tàu đổ bộ từ xa, trạm điều khiển nhiệm vụ đã nhận được những dữ liệu hình ảnh và kỹ thuật từ chuyến hạ cánh và từ bề mặt Mặt trăng.

"Chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm và bắt đầu phấn khích sau khi xác nhận đã thu được nhiều dữ liệu. Theo dữ liệu đo từ xa, pin Mặt trời của SLIM đang hướng về phía Tây. Nếu ánh sáng Mặt trời chiếu vào Mặt trăng từ phía tây trong tương lai, chúng tôi tin rằng có cơ hội sản xuất được năng lượng và chúng tôi đang chuẩn bị cho việc phục hồi", JAXA chia sẻ.

JAXA đã ngắt kết nối pin của SLIM ngay trước 1h sáng ngày 20/1, khi còn khoảng 12% năng lượng, để tránh việc khởi động lại của tàu bị cản trở trong tương lai. Cơ quan này đang tiến hành phân tích chi tiết dữ liệu để xác định xem con tàu có đạt được mục tiêu hạ cánh trong vòng 100m so với vị trí chỉ định hay không.

SLIM nhắm tới hố trũng nơi được cho là có lớp phủ - lớp sâu hơn của Mặt trăng, thường nằm dưới lớp vỏ - lộ ra trên bề mặt. Bằng cách phân tích đá tại đó, JAXA hy vọng làm sáng tỏ những bí ẩn về nguồn tài nguyên nước tiềm năng trên Mặt trăng. Đây là yếu tố then chốt để xây những căn cứ trên thiên thể này.

Hai robot nhỏ mà SLIM mang theo cũng được triển khai thành công. Trong đó, một robot trang bị bộ truyền phát và robot còn lại được thiết kế để di chuyển xung quanh bề mặt Mặt trăng và gửi hình ảnh về Trái đất. Robot tự hành mini này chỉ lớn hơn quả bóng tennis một chút và có thể thay đổi hình dạng.

JAXA hôm nay cũng cho biết, họ đang chuẩn bị đưa ra các thông báo tiếp theo trong tuần này về kết quả nhiệm vụ và tình trạng của tàu SLIM. Theo các chuyên gia tại JAXA, dù không phải mọi thứ đều diễn ra đúng kế hoạch nhưng họ đã thu được nhiều kết quả và rất vui vì chuyến hạ cánh thành công.

SLIM là một trong những nhiệm vụ Mặt trăng mới do các chính phủ và công ty tư nhân tiến hành khoảng 5 thập kỷ sau cuộc đổ bộ Mặt trăng đầu tiên của con người. Nhiều tàu vũ trụ đã rơi và mất liên lạc. Đến nay, ngoài Nhật Bản, mới chỉ có 4 quốc gia khác đưa tàu đáp thành công xuống Mặt trăng gồm Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và gần đây nhất là Ấn Độ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh lao xuống khí quyển Trái đất

Tiểu hành tinh lao xuống khí quyển Trái đất

Tiểu hành tinh kích thước nhỏ 2024 BX1 được phát hiện chỉ khoảng 3 tiếng trước khi tiến vào khí quyển và bốc cháy hôm 21/1.

Đăng ngày: 22/01/2024
Sự thật

Sự thật "khủng" về sao Diêm Vương: Nhiệt độ thấp tới -200°C, một năm bằng 248 năm Trái đất?

Sao Diêm Vương, hành tinh bí ẩn cách xa Mặt trời này luôn là tâm điểm nghiên cứu của các nhà thiên văn học.

Đăng ngày: 22/01/2024
Trận mưa thiên thạch 3.000 mảnh giúp ra đời ngành mới

Trận mưa thiên thạch 3.000 mảnh giúp ra đời ngành mới

Trận mưa thiên thạch trút xuống thị trấn L'Aigle ở Pháp năm 1803 cung cấp bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của những tảng đá ngoài hành tinh, đánh dấu sự khởi đầu của ngành thiên thạch học.

Đăng ngày: 22/01/2024
Các nhà du hành vũ trụ châu Âu đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Các nhà du hành vũ trụ châu Âu đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đây là chuyến du hành thương mại đầu tiên đưa nhóm phi hành gia đều là người châu Âu lên ISS.

Đăng ngày: 22/01/2024
Vệ tinh radar của Việt Nam sẽ phóng lên quỹ đạo đầu năm 2025

Vệ tinh radar của Việt Nam sẽ phóng lên quỹ đạo đầu năm 2025

LOTUSat-1, vệ tinh công nghệ radar đầu tiên dự kiến hoàn thành chế tạo vào tháng 3 và chờ phóng lên quỹ đạo vào đầu năm 2025, theo TS Lê Xuân Huy, phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Đăng ngày: 22/01/2024
Hé lộ quá trình hình thành các chòm sao nguyên thủy

Hé lộ quá trình hình thành các chòm sao nguyên thủy

Nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã công bố kết quả nghiên cứu về quá trình hình thành một chùm tiền sao (sao non trẻ), được biết đến là xuất xứ của những ngôi sao như Mặt Trời.

Đăng ngày: 21/01/2024
Phát hiện thiên hà

Phát hiện thiên hà "hóa thạch" từ vụ nổ Big Bang

J0613+52 nặng và có chuyển động tương tự thiên hà chứa Trái Đất nhưng nó hoàn toàn chỉ là một bóng ma trống rỗng.

Đăng ngày: 21/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News