Tàu du hành vũ trụ phát hiện “tiếng ồn dai dẳng” ngoài Hệ Mặt trời

Hôm 12/5, CNN đưa tin một tàu du hành vũ trụ đã phát hiện "tiếng ồn liên tục" bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Tàu Voyager 1 của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) được phóng vào ngày 5-9-1977 từ mũi Canaveral, bang Florida. Mặc dù nó được thiết kế để thực hiện sứ mệnh chỉ kéo dài 5 năm nhưng hơn 43 năm sau khi phóng, tàu này vẫn đang gửi dữ liệu nó khám phá được giữa không gian của các vì sao cho NASA.

Các thiết bị trên tàu Voyager 1 đã di chuyển qua rìa của Hệ Mặt trời, ra khỏi biên giới của Hệ Mặt trời. Nay nó đã phát hiện ra âm thanh của sóng plasma, theo một nghiên cứu được công bố hôm 11-5 trên tạp chí Nature Astronomy.

Stella Koch Ocker, một nghiên cứu sinh về thiên văn học tại Đại học Cornell cho biết: “Nó (âm thanh) rất mờ nhạt và đơn điệu, bởi vì nó nằm trong một dải tần số hẹp. Chúng tôi đang phát hiện ra tiếng ồn nhỏ và dai dẳng của khí giữa các vì sao".


Tàu Voyager 1 - (Ảnh: NASA).

James Cordes, Giáo sư Thiên văn học tại Cornell và là tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết: “Môi trường giữa các vì sao giống như một cơn mưa yên tĩnh. Trong trường hợp bùng nổ năng lượng, nó giống như việc phát hiện một tia sét bùng phát trong một cơn giông và sau đó nó trở lại thành một cơn mưa nhẹ".

Các nhà nghiên cứu cho rằng có nhiều hoạt động ở mức độ thấp trong các lớp khí giữa các vì sao hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Dữ liệu của Voyager 1 cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu được sự tương tác giữa môi trường giữa các vì sao và gió mặt trời của mặt trời, một dòng ổn định của các hạt mang điện phát ra từ ngôi sao của chúng ta.

 


Tàu Voyager 1 đã đi ra ngoài rìa của Hệ Mặt trời - (Ảnh: CNN).

"Chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội để đánh giá nó. Bây giờ chúng tôi biết rằng chúng tôi không cần một sự kiện tình cờ liên quan đến Mặt trời để đo plasma giữa các vì sao" - nhà khoa học nghiên cứu của Cornell, Shami Chatterjee nói thêm.

Voyager 1 là vật thể du hành xa nhất trong không gian do con người tạo ra và vẫn tiếp tục hoạt động, bất chấp tuổi tác và khoảng cách của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News