Hôm nay 26/5: Việt Nam chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần và siêu trăng lớn nhất năm

Hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần đồng thời xảy ra vào ngày 26/5 là sự kiện thiên văn được mong chờ nhất trong năm nay ở Việt Nam.

Vào tối 26/5 (rằm tháng Tư âm lịch), người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng thứ hai trong năm nay. Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ và về gần Trái đất hơn trăng tròn thông thường. Trong lần siêu trăng sắp tới, quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%.


Quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%.

Lần siêu trăng này còn được biết đến với tên gọi Trăng Hoa do các bộ lạc bản địa Châu Mỹ đặt, đây là thời điểm trong năm các loài hoa mùa xuân nở rộ khắp nơi. Nó cũng có tên gọi là Trăng Trồng Bắp bởi đây là thời gian này thường bắt đầu mùa vụ của nông dân. Một tên gọi khác là Trăng Sữa.

Đây là lần siêu trăng thứ hai trong số 3 lần Siêu Trăng của năm 2021. Lần siêu trăng cuối cùng của năm sẽ diễn ra vào ngày 25/6.

Một điều rất thú vị là lần siêu trăng thứ hai lại trùng với nguyệt thực toàn phần – là sự kiện thiên văn thú vị nhất có thể quan sát tại Việt Nam trong năm nay. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời nằm chính xác trên một đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái đất và bị che khuất hoàn toàn và chuyển dần sang màu đỏ thẫm, vì vậy hiện tượng này còn có tên gọi là trăng máu.

Những nơi có thể quan sát siêu trăng và nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam

Lần nguyệt thực này kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu lúc 15h47 phút khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất và chuyển sang màu đỏ nhạt, đạt cực đại lúc 18h18 phút khi Mặt trăng nằm ở trung tâm vùng bóng tối và chuyển sang đỏ thẫm. Quá trình nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 7 phút, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và kết thúc lúc 20h49 phút.

Lần nguyệt thực này có thể quan sát được ở một vùng rộng lớn gồm Thái Bình Dương, phần phía Đông của Châu Á, Nhật Bản, Châu Úc và phía Tây của Bắc Mĩ.

Tại Việt Nam có thể quan sát một phần diễn biến của nguyệt thực lần này. Tuy nhiên, thời gian quan sát tại các tỉnh, thành khác nhau.

  • Các tỉnh miền Nam có thể quan sát nguyệt thực sớm nhất, khoảng 18 giờ.
  • Tại Đà Nẵng cũng như các tỉnh miền Trung, nguyệt thực có thể bắt đầu quan sát từ 18h10.
  • Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có thể quan sát từ khoảng 18h30.

Tuy nhiên, phải sau khoảng 18h30 trên cả nước mới có thể dễ dàng quan sát hiện tượng do Mặt Trăng đã nhô khỏi đường chân trời cùng chòm sao Bọ Cạp. Không giống như nhật thực cần đến thiết bị quan sát chuyên dụng, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, rõ nét hơn nếu có kính thiên văn hoặc ống nhòm. Người quan sát nên hướng về phía Đông, chọn nơi thoáng đãng, không có ánh sáng đèn và ô nhiễm khói bụi.

Việc quan sát trăng máu tối nay phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các tỉnh miền Bắc và các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có thể quan sát được sự kiện này do điều kiện trời ít mây, ít mưa vào đêm nay. Tuy nhiên, các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên và dải ven biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa đang trong một đợt mưa lớn nhiều ngày, trời nhiều mây nên việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Người quan sát nên theo dõi cụ thể tình hình thời tiết nơi mình sống để xem có thể theo dõi sự kiện thiên văn thú vị này không.

Không giống như nhật thực phải quan sát bằng thiết bị chuyên dụng, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường. Người quan sát nên chọn vị trí rộng rãi, thoáng đãi, ít đèn đường và khói bụi, có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để quan sát rõ hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News