Tàu Hằng Nga 2 của Trung Quốc đi vào quỹ đạo L2
Tân Hoa Xã đưa tin, các nhà khoa học Trung Quốc ngày 30/8 thông báo, tàu thám hiểm Mặt Trăng Hằng Nga 2 của nước này đã đi sâu vào vũ trụ cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km.
>>> Tàu Hằng Nga bay được trong điều kiện nguyệt thực
Hiện tàu đang quay quanh quỹ đạo Điểm Lagrange thứ hai (L2), nơi lực hấp dẫn từ Mặt Trời và Trái Đất làm cân bằng chuyển động quỹ đạo của một vệ tinh.
Theo Ủy ban Công nghiệp, Công nghệ và Khoa học Quốc phòng Trung Quốc (SASTIND), tàu Hằng Nga 2 đi vào quỹ đạo L2 hôm 25/8 sau một hành trình 77 ngày từ khi rời quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trăng trước đó.
SASTIND khẳng định, Trung Quốc nay là quốc gia hay tổ chức thứ ba trên thế giới thành công trong việc đưa một tàu vũ trụ vào quỹ đạo quanh L2, sau Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA).
SASTIND cho biết, tàu Hằng Nga 2 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò xung quanh L2 trong năm tới.
Các “điểm Lagrange”, là năm vị trí trong không gian liên hành tinh, nơi một tàu vũ trụ có thể đứng cố định so với Trái Đất và Mặt Trời và các con tàu chỉ cần một lượng năng lượng tối thiểu để điều chỉnh quỹ đạo.
Hằng Nga 2 đã hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao sau khi cất cánh vào ngày 1/10/2010. Mặc dù tàu này chỉ được dự kiến hoạt động trong vũ trụ sáu tháng nhưng SASTIND đã quyết định giao thêm nhiệm vụ cho tàu vì nó vẫn có nhiên liệu trong bình dự trữ.
Theo SASTIND, tiến sâu vào vũ trụ từ quỹ đạo Mặt Trăng là một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của Hằng Nga 2.
Trước khi đến vị trí hiện tại ở vũ trụ ngoài, Hằng Nga 2 đã chụp những bức ảnh về cực Bắc và cực Nam của Mặt Trăng.
Sau đó tàu hạ xuống một quỹ đạo thấp hơn cách bề mặt thiên thể này khoảng 15km nơi Hằng Nga 2 chụp các bức ảnh độ phân giải cao về “Vịnh Cầu vồng.” Đây là khu vực mà các tàu thăm dò Mặt Trăng trong tương lai có thể đáp xuống.
Có tin cho hay SASTIND đang có kế hoạch đưa các trạm đo đạc và kiểm soát ra vũ trụ ngoài vào cuối năm sau. Tàu Hằng Nga 2 sẽ được sử dụng để thử nghiệm chức năng của hai trạm này vào thời điểm đó.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
