Tàu lặn "Giao Long" của Trung Quốc lần đầu lặn ở Tây Thái Bình Dương

Tàu lặn có người lái mang tên "Giao Long", là tàu lặn có người lái ở vùng biển sâu đầu tiên của Trung Quốc, do nước này thiết kế và tự chủ chế tạo, sẽ chở các nhà khoa học nước ngoài thực hiện hoạt động lặn đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương.

Con tàu “Deep Sea One” chở tàu lặn có người lái “Giao Long” đã khởi hành từ bến tàu của Trung tâm Quản lý căn cứ biển sâu Quốc gia Trung Quốc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông vào hôm qua (10/8) để thực hiện chuyến đi quốc tế Tây Thái Bình Dương năm 2024.


Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc. 

Nhóm các nhà thám hiểm khoa học, với tổng số 60 thành viên, gồm các nhà khoa học đến từ 12 cơ quan, trường Đại học của Trung Quốc cùng 11 nhà khoa học đến từ các nước như Columbia, Tây Ban Nha, Australia, Singapore,... sẽ tham gia vào hành trình quốc tế Tây Thái Bình Dương lần này để tiến hành khảo sát biển và thời gian kéo dài 45 ngày. Tàu lặn có người lái “Giao Long” của Trung Quốc lần đầu tiên chở các nhà khoa học nước ngoài lặn xuống các vùng biển sâu.

Theo Phó Chủ nhiệm Trung tâm Quản lý căn cứ biển sâu Quốc gia Trung Quốc, nhà khoa học trưởng của chuyến đi Hứa Học Vĩ, chuyến đi lần này sẽ tiến hành khảo sát tại chuỗi núi ngầm ở Tây Thái Bình Dương. Vùng nước ở đây sâu từ 1.500 – 3000m, có tính chất đa dạng sinh học cao và các hệ sinh thái độc đáo, được xem là khu vực ưu tiên trong việc bảo vệ đa dạng sinh học biển sâu trong tương lai.

Ông Hứa Học Vĩ cho biết thêm, đoàn khảo sát sẽ sử dụng các thiết bị như tàu lặn có người lái “Giao Long”, máy lấy mẫu dưới biển sâu, tàu đổ bộ biển sâu để điều tra các ngọn núi dưới biển và các nhóm sinh vật biển sâu, nắm vững vị trí, đặc điểm môi trường và thành phần quần thể sinh vật của khu vực môi trường sống dưới đáy biển.

Là môi trường sống của sinh vật lớn nhất trên trái đất, môi trường biển sâu bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu toàn cầu và hoạt động của con người. Tuy nhiên, con người vẫn thiếu hiểu biết khoa học về môi trường sống dưới biển sâu, điều này đã trở thành một trở ngại trong quản trị khoa học biển sâu toàn cầu.

Trong hành trình trở về, tàu “Deep Sea One” sẽ chở tàu lặn có người lái “Giao Long” cập cảng Hong Kong từ ngày 23 đến 25/9, khi đó một hội thảo quốc tế sẽ được tổ chức để chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"

Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Đăng ngày: 03/04/2025
Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?

Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đăng ngày: 01/04/2025
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan

Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News