Tàu Mỹ trở thành rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới

Từng là tàu chở khách lớn nhất Mỹ, SS United States có thể được đánh chìm làm rạn san hô nhân tạo, mang lại lợi ích kinh tế, môi trường.

SS United States, tàu chở khách mang tính lịch sử và từng là một biểu tượng xa xỉ của Mỹ, có thể sẽ sớm "an nghỉ" dưới đáy vịnh Mexico, Interesting Engineering hôm 2/10 đưa tin. Hạt Okaloosa, bang Florida, đã ký thỏa thuận sơ bộ để đánh chìm con tàu và biến nó thành rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới.

Tàu Mỹ trở thành rạn san hô nhân tạo lớn nhất thế giới
Tàu chở khách SS United States. (Ảnh: SS United States Conservancy)

Được chế tạo vào năm 1952, SS United States dài khoảng 300m, dài hơn Titanic 30m và từng là tàu chở khách lớn nhất ở Mỹ. Nó lập kỷ lục với tốc độ đáng kinh ngạc và gây ấn tượng khi vượt Đại Tây Dương ngay trong chuyến đi biển đầu tiên.

SS United States do kiến trúc sư hải quân nổi tiếng William Francis Gibbs thiết kế và được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến nhất thời đó. Chính phủ Mỹ đã tài trợ mạnh tay cho quá trình đóng tàu với ý định chuyển đổi nó thành tàu vận tải quân sự nếu cần. Các đặc điểm tốc độ và tính an toàn cao của SS United States chịu ảnh hưởng từ thiết kế tàu quân sự. Đây cũng là một trong những tàu an toàn và nhanh nhất thời đó. Hoàn toàn không có gỗ trong các khu vực hành khách do Gibbs lo ngại về nguy cơ cháy nổ.

Sự phát triển của ngành hàng không và nhiều yếu tố khác dẫn đến việc SS United States "nghỉ hưu" vào năm 1969, chỉ sau 17 năm phục vụ. Một số chủ sở hữu đã cố gắng chuyển đổi con tàu thành bảo tàng hoặc điểm thu hút du lịch nhưng không thành công. Kết quả là nó bị bỏ hoang suốt nhiều thập kỷ.

Hiện tại, giải pháp đề xuất là đánh chìm SS United States, biến nó thành rạn san hô nhân tạo ngoài khơi bờ biển Florida. Giải pháp này được coi là cơ hội để bảo tồn con tàu, đồng thời mang lại lợi ích cho môi trường và kinh tế địa phương. Sau khi chìm xuống nước, SS United States sẽ gia nhập mạng lưới hơn 500 rạn san hô nhân tạo trong khu vực.

Vai trò mới của SS United States sẽ là một điểm thu hút lặn biển và câu cá, có thể đem về hàng triệu USD mỗi năm cho ngành du lịch địa phương. Ngoài tiềm năng kinh tế, việc chuyển đổi tàu thành rạn san hô còn có lợi cho sinh vật biển. Các rạn san hô nhân tạo cung cấp nơi trú ẩn và sinh sản cho nhiều loài, gia tăng đa dạng sinh học và nâng cao sức khỏe tổng thể của hệ sinh thái biển.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Cá mập sống sót sau khi bị cá kiếm đâm thủng đầu

Các ngư dân ở Albania bắt được một con cá mập xanh với đoạn mỏ cá kiếm dài 18 cm trong hộp sọ, đánh dấu trường hợp đầu tiên cá mập sống sót sau vết thương như vậy.

Đăng ngày: 03/10/2024
Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Sinh vật nhân bản có thể dài hơn cá voi xanh

Siphonophore là động vật khác thường bao gồm nhiều tổ chức đơn lẻ gọi là zooid, mỗi zooid có một chức năng riêng biệt dù giống hệt nhau về mặt di truyền.

Đăng ngày: 01/10/2024
Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Cá voi sát thủ hất tung cá heo lên không trung

Các nhà khoa học ghi hình cá voi sát thủ tấn công cá heo nhỏ hơn, hạ gục con mồi và cùng chia sẻ bữa ăn với đồng loại.

Đăng ngày: 30/09/2024
Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc hợp tác với cá để săn mồi

Bạch tuộc vốn sống đơn độc được các nhà nghiên cứu phát hiện có hành vi hợp tác săn mồi phức tạp với cá, thể hiện khả năng lãnh đạo và hoạt động tập thể.

Đăng ngày: 27/09/2024
Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Hải quỳ tóm gọn bọ biển trong chớp mắt

Ở độ sâu gần 700m dưới biển, phương tiện vận hành từ xa ghi hình cảnh tượng hải quỳ săn mồi nhanh như chớp nhờ các xúc tu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Cảnh báo

Cảnh báo "thủy triều ác tính" đe dọa hàng triệu người

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh báo mực nước biển dâng đang tạo ra " thủy triều ác tính" đe dọa cuộc sống hàng trăm triệu người trên toàn cầu.

Đăng ngày: 27/09/2024
Phát hiện một loài

Phát hiện một loài "cá mập ma" ẩn náu dưới đáy biển

Môi trường sống của loài cá mập ma nằm ở sâu dưới đáy biển, khiến việc nghiên cứu và theo dõi chúng trở nên khó khăn.

Đăng ngày: 26/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News