Tàu NASA phát hiện lốc xoáy khổng lồ trên sao Mộc

Tàu Juno của NASA quan sát một cơn lốc xoáy có diện tích gần 700.000km2 trong chuyến bay sát bề mặt sao Mộc vào tháng 11.

Tàu Juno hạ xuống độ cao 3.500km bên trên những đám mây sao Mộc và thực hiện chuyến bay thứ 22 gần bề mặt hành tinh. Chuyến bay này hé lộ một cơn lốc xoáy mới đang gia nhập cụm lốc ở cực nam.

Tàu NASA phát hiện lốc xoáy khổng lồ trên sao Mộc
Cơn lốc xoáy đang hình thành có kích thước nhỏ hơn các cơn lốc xoáy khác trong cụm. (Ảnh: CNN).

Dữ liệu từ thiết bị Jovian Infrared Auroral Mapper (JIRAM) của Juno chỉ ra cụm lốc sắp chuyển từ hình ngũ giác sang lục giác, theo Alessandro Mura, nhà nghiên cứu trong dự án Juno ở Viện Vật lý Thiên văn tại Rome. Lốc xoáy mới nhỏ hơn so với các cơn lốc xoáy khác, chỉ lớn cỡ bang Texas của Mỹ (695.663km2). Nhóm nghiên cứu cho biết cần thêm thời gian để kết luận lốc xoáy nhỏ có phát triển tới kích thước của hàng xóm hay không. Nó có sức gió 362 km/h, tương tự cả cụm.

Các camera trên tàu thăm dò có thể quan sát kỹ hơn quá trình diễn ra trong khí quyển hành tinh và theo dõi thời tiết ở cách 48 - 72km bên dưới những đám mây. Dữ liệu tổng hợp không chỉ hé lộ điều kiện của sao Mộc mà cả các hành tinh khí và băng khác trong hệ Mặt Trời.

Camera của Juno ghi hình các cơn lốc xoáy khổng lồ tập trung ở vùng cực của sao Mộc ngay sau khi bay vào quỹ đạo hành tinh hồi tháng 7/2016 với 9 cơn lốc ở cực bắc và 6 cơn lốc ở cực nam. Phía cực nam, cơn lốc ở trung tâm có diện tích lớn bằng nước Mỹ, 5 cơn lốc còn lại xoay tròn xung quanh, không cho phép những cơn lốc khác ở gần đó gia nhập cấu trúc hình ngũ giác của chúng.

Để quan sát lốc xoáy, các kỹ sư phải điều khiển tàu vũ trụ vận hành bằng năng lượng mặt trời bay ra khỏi bóng của sao Mộc. Bên trong bóng của sao Mộc, Juno phải chống chọi nhiệt độ lạnh hơn nhiều giới hạn cho phép, khiến bộ pin có nguy cơ không thể phục hồi. Nhóm điều hành dự án đã tìm ra cách giúp Juno bay vọt lên cao và phát khỏi chiếc bóng. Tàu Juno sẽ tiếp tục bay quanh quỹ đạo và nghiên cứu sao Mộc cho tới khi kết thúc nhiệm vụ vào tháng 7/2021.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân Hà chỉ là sai lầm?

Lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân Hà chỉ là sai lầm?

Lỗ đen khổng lồ thách thức mọi lý thuyết được công bố vào tháng 11 có thể chỉ là sai lầm của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 16/12/2019
Vệ tinh GOCE tiết lộ cấu trúc bề mặt dưới lớp băng Nam Cực

Vệ tinh GOCE tiết lộ cấu trúc bề mặt dưới lớp băng Nam Cực

Mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ trên quỹ đạo hơn sáu năm trước, vệ tinh đo lực hút trái đất GOCE của Cơ quan Vũ trụ châu Âu – ESA vẫn tiếp tục mang lại những hiểu biết sâu sắc mới về hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 16/12/2019
Hiện tượng kỳ quái các phi hành gia gặp phải khi lơ lửng ngoài vũ trụ

Hiện tượng kỳ quái các phi hành gia gặp phải khi lơ lửng ngoài vũ trụ

Kiểm tra sức khỏe cho các phi hành gia, NASA phát hiện hiện tượng “máu chảy ngược chiều” khi dòng máu của các phi hành gia chảy ngược chiều với người bình thường. Các bác sĩ cảnh báo hiện tượng này...

Đăng ngày: 14/12/2019
Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Liệu có sự sống khác tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Bên dưới lớp băng dày của vệ tinh Europa, trong hơi nước bốc lên từ vệ tinh Enceladus và những mặt hồ Metan trên vệ tinh Titan, liệu có đang tồn tại các dạng sống ngoài Trái Đất.

Đăng ngày: 14/12/2019
Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dải Ngân Hà có khối lượng gấp 890 tỷ lần Mặt Trời

Dựa vào lực hấp dẫn và sự di chuyển của vật thể, các nhà khoa học tính toán khối lượng khổng lồ của dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 14/12/2019
Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

Elon Musk sắp đưa cây cần sa lên vũ trụ

SpaceX, công ty sản xuất và phóng tàu vũ trụ của tỷ phú Elon Musk sẽ đưa cây cần sa và cây cà phê lên Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 3.

Đăng ngày: 13/12/2019
Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Blue Origin thử nghiệm tàu du lịch không gian

Chuyến bay hôm 11/12 có thể là một trong những lần thử nghiệm cuối cùng trước khi Blue Origin cung cấp dịch vụ du lịch không gian cho khách hàng.

Đăng ngày: 13/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News