Tàu NASA tìm thấy robot đổ bộ vùi xác trên sao Hỏa
Tàu vũ trụ NASA quay quanh quỹ đạo sao Hỏa phát hiện vị trí của robot đổ bộ Schiaparelli sau khi mở dù quá sớm và đâm xuống bề mặt hành tinh.
Hình ảnh do tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gửi về Trái Đất hôm qua giúp nhóm điều khiển xác nhận robot thăm dò Schiaparelli đâm xuống sao Hỏa và có thể đã phát nổ sau cú va chạm mạnh, theo Live Science.
Ảnh chụp nơi robot Schiaparelli đâm xuống bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: NASA).
Robot đổ bộ Schiaparelli của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngừng truyền tín hiệu về Trái Đất khoảng một phút trước thời điểm tiếp đất dự kiến vào sáng hôm 19/10. Các chuyên gia của ESA nhận định dù của Schiaparelli đã mở quá sớm, khiến tên lửa giảm tốc kích hoạt trước thời hạn nhưng không đủ lâu trước khi thiết bị tiếp đất.
Các bức ảnh cho thấy một vật thể sáng màu có thể là chiếc dù đường kính 12m của robot cùng với khoảng sẫm màu dài 40 m, rộng 15m nhiều khả năng nơi robot đâm xuống mặt đất.
"Theo chúng tôi ước tính, Schiaparelli rơi từ độ cao 2 - 4km, do đó va chạm xảy ra ở tốc độ trên 300km/h. Kích thước tương đối lớn của khoảng sẫm màu là do bề mặt chịu tác động mạnh. Cũng có thể robot phát nổ do bình đựng nhiên liệu đẩy vẫn còn đầy. Những ước tính sơ bộ này sẽ được sàng lọc sau khi chúng tôi phân tích sâu hơn", lãnh đạo ESA cho biết.
Robot Schiaparelli có thể phát nổ sau va chạm. (Ảnh: PA).
Các chuyên gia của ExoMars cho rằng bình nhiên liệu vẫn đầy vì dữ liệu truyền từ Schiaparelli chỉ ra robot không vận hành động cơ đẩy giúp giảm tốc độ trong thời gian đủ lâu. MRO chụp ảnh bằng camera CTX có độ phân giải khá thấp. Theo ESA, MRO sẽ ghi lại hình ảnh khu vực va chạm với camera High Resolution Imaging Science Experiment (HiRISE) rõ nét hơn vào tuần tới.
Khoảng sẫm màu nằm cách khu vực tiếp đất dự kiến của Schiaparelli 5,4 km về phía tây, nằm trong vùng cao nguyên Meridiani Planum ở phía nam xích đạo sao Hỏa.
Cùng với tàu quay quanh quỹ đạo ), Schiaparelli nằm trong giai đoạn đầu của chương trình ExoMars do ESA hợp tác thực hiện cùng với Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, nhằm đưa thiết bị thăm dò tìm kiếm dấu hiệu sự sống lên sao Hỏa vào năm 2020.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
