Tàu NEOWISE gửi về sau khi bắt đầu sứ mạng mới
Tàu thăm dò NEOWISE (tên mới theo sứ mạng thăm dò các vật thể nguy hiểm gần Trái Đất của tàu WISE) đã gửi về những hình ảnh thử nghiệm đầu tiên, được chụp bằng kính thiên văn 40cm và camera hồng ngoại để chuẩn bị cho sứ mạng mới sau khi được NASA tái kích hoạt hồi tháng 8 năm ngoái. Hướng đến mục tiêu tìm kiếm các thiên thạch nguy hiểm tiềm tàng và phân loại các vật thể gần Trái Đất, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cho biết NEOWISE sẽ là một công cụ mạnh mẽ để khám phá, liệt kê và tìm hiểu về các thiên thể bên trong hệ Mặt Trời.
>>> NASA tái kích hoạt tàu thăm dò WISE
Trong số những hình ảnh chụp không gian sâu được tàu gửi về, NASA đã phát hiện ra thiên thạch (872) Holda - từng được phát hiện vào năm 1917. Đây là một thiên thạch có đường kính 42km và nằm tại vành đai thiên thạch giữa sao Hoả và sao Mộc. NASA cho biết các hình ảnh từ NEOWISE cho phép giới khoa học và kỹ sư trên Trái Đất đánh giá chất lượng hoạt động quan sát của tàu.
Hình ảnh được NEOWISE gởi về cho thấy đường đi của thiên thạch Holda (đường chấm đỏ)
Được phóng vào ngày 14/9/2009, NEOWISE thực chất là một kính thiên văn vũ trụ hồng ngoại phổ rộng và đảm nhận sứ mạng khảo sát toàn bộ bầu trời để tìm kiếm các vật thể mờ chẳng hạn như sao lùn nâu trong quang phổ hồng ngoại. Kính thiên văn siêu nhạy trên tàu được làm lạnh xuống nhiệt độ - 266 độ C bằng cách đưa vào buồng làm lạnh chứa hydro rắn. Sứ mạng chính của WISE kết thúc khi hydro làm lạnh cạn kiệt và vào tháng 2/2011, tàu được đưa về trạng thái tạm nghỉ sau khi hoàn tất một sứ mạng mở rộng kéo dài 4 tháng. Tuy nhiên, kể từ tháng 9, WISE đã bắt đầu nhiệm vụ mới với tên gọi NEOWISE sau 31 tháng ngưng hoạt động.
Con tàu hiện đang nằm trên quỹ đạo đồng bộ mặt trời, cách trái đất 525km và bay hết một vòng quanh địa cầu sau mỗi 95 phút. Sứ mạng mới của NEOWISE kéo dài 3 năm sẽ tập trung tìm kiếm các thiên thể có tiềm năng đe doạ đến Trái Đất hoặc hướng đến một sứ mạng khám phá thiên thạch như một phần của chương trình Khởi động thiên thạch của Mỹ. NASA kỳ vọng con tàu thăm dò không người lái sẽ phát hiện được ít nhất 150 thiên thể gần Trái Đất mới (NEO) và sẽ nghiên cứu về kích thước, suất phân chiếu và đặc tính nhiệt của hơn 2000 thiên thạch. Để làm lạnh xuống mức nhiệt độ cần thiết khi hydro rắn đã hết, kính thiên văn trên NEOWISE sẽ hướng về không gian sâu theo định kỳ để nhiệt có thể phát ra ngoài.
Amy Mainzer - nhà nghiên cứu thuộc chương trình NEOWISE tại phòng thí nghiệm JPL của NASA ở Pasadena, California cho biết: “NEOWISE không chỉ mang lại cho chúng tôi sự hiểu biết tốt hơn về các thiên thạch và sao chổi đang được nghiên cứu trực tiép mà còn giúp chúng tôi lọc lại các ý tưởng và kế hoạch sứ mạng cho tương lai, những sứ mạng kiểm kê và phân loại vật thể gần Trái Đất từ không gian. Con tàu đang ở trong điều kiện vận hành tốt và những hình ảnh mới vẫn đạt chất lượng cao như trước khi nó được đưa về chế độ tạm nghỉ. Trong nhiều tuần và nhiều tháng tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động xử lý dữ liệu và hy vọng sẽ trở lại với hoạt động săn tìm thiên thạch".

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
