Tàu Ngộ Không tìm vật chất tối gửi dữ liệu về Trái Đất
Tàu không gian chuyên tìm kiếm vật chất tối của Trung Quốc bắt đầu gửi dữ liệu về Trái Đất sau khi được phóng lên vũ trụ.
Vệ tinh thám hiểm vật chất tối (DAMPE) được phóng hôm 17/12, chạy thử nghiệm trước khi gửi bản thống kê đầu tiên về số electron năng lượng cao và các tia vũ trụ cho Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở quận Hoài Nhu, ngoại ô Bắc Kinh.
"Hiện tại, mọi thứ dường như hoàn hảo. Sự chính xác và ổn định của tàu cao hơn nhiều lần so với dự đoán của chúng tôi khi thiết kế", Xinhua hôm 24/12 dẫn lời Chang Jin, chủ nhiệm dự án DAMPE.
Dữ liệu do DAMPE gửi về phù hợp với tính toán ban đầu của các chuyên gia, cho thấy kính viễn vọng không gian hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, nó vẫn cần trải qua hai tháng thử nghiệm và hiệu chỉnh.
Vệ tinh thám hiểm vật chất tối Ngộ Không của Trung Quốc bắt đầu gửi dữ liệu về Trái Đất. (Ảnh: Đại học Geneva).
Mang biệt danh Ngộ Không, DAMPE khởi hành từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền và gia nhập quỹ đạo quay đồng bộ với Mặt Trời ở độ cao 500km. Vệ tinh đã quay hơn 100 vòng quanh Trái Đất.
Các nhà khoa học hy vọng nó có thể giúp họ khám phá vật chất tối và làm sáng tỏ vật liệu cấu thành phần lớn trọng lượng vũ trụ.Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu bức xạ điện từ đủ để có thể quan sát trực tiếp. Đây là một trong những bí ẩn lớn của khoa học hiện đại.
Vật chất tối được các nhà khoa học đưa ra để giải thích cho khối lượng vũ trụ và hiện tượng ánh sáng bị bẻ cong ở những dải ngân hà xa xôi. Nó được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu vật lý dù chưa có chứng minh xác thực.
Theo các nhà khoa học, chỉ khoảng 5% tổng khối lượng - năng lượng của vũ trụ tạo nên từ vật chất thông thường, trong khi vật chất tối và năng lượng tối cấu thành phần còn lại. Khám phá vật chất tối có thể giúp các học giả hiểu rõ hơn về quá khứ cũng như tương lai của các thiên hà và vũ trụ, dẫn đến phát hiện mang tính cách mạng trong lĩnh vực khoa học vật lý không gian.
Vệ tinh Ngộ Không sẽ hoạt động ba năm trong vũ trụ, nhưng các nhà khoa học hy vọng có thể kéo dài thời gian lên 5 năm. Nó sẽ liên tục quét không gian theo mọi hướng trong hai năm đầu tiên và sau đó tập trung vào các khu vực có nhiều khả năng quan sát được vật chất tối.
Những báo cáo trước đó cho biết Ngộ Không có phổ quan sát rộng nhất và độ phân giải năng lượng cao nhất trong số các tàu vũ trụ nghiên cứu vật chất tối trên thế giới.
Theo Chang Jin, Ngộ Không có thể chụp khoảng 100 hạt năng lượng cao trong không gian mỗi giây. Các nhà khoa học sẽ tìm kiếm electron năng lượng cao và tia gamma, phần còn lại của vật chất tối sau khi triệt tiêu hoặc phân hủy. Những phát hiện sơ bộ sẽ được công bố vào nửa cuối năm 2016.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
