Tàu Progress rời ISS để thực hiện thí nghiệm trên quỹ đạo

Tàu vũ trụ vận tải Progress M-19M của Nga theo kế hoạch vào hôm 11/6 sẽ rời Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bắt đầu cho chuyến bay kéo dài một tuần để thực hiện các cuộc thí nghiệm trên quỹ đạo, trước khi "chôn thân" trong lòng Thái Bình Dương.

Tàu Progress M-19M sẽ tách khỏi mô-đun Zvezda trên ISS vào lúc 20 giờ 59 phút ngày 11/6 (giờ VN), phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho hay.

Tàu Progress rời ISS để thực hiện thí nghiệm trên quỹ đạo
Tàu vận tải Progress của Nga - (Ảnh: NASA)

Sau khi rời trạm, tàu Progress M-19M sẽ bay trên quỹ đạo trong một tuần để thực hiện thử nghiệm hệ thống radar nghiên cứu các đặc tính vật lý của điều kiện tầng điện ly xung quanh con tàu vũ trụ, gây ra bởi quá trình hoạt động của các động cơ đẩy sử dụng nhiên liệu lỏng.

Đến ngày 19/6, tàu sẽ kết thúc sứ mệnh của mình bằng việc đâm đầu xuống Thái Bình Dương. Tàu được Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) phóng lên quỹ đạo ngày 24/4 từ Sân bay vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan, mang theo 2,5 tấn hàng hóa, bao gồm nhiên liệu cho trạm, thực phẩm, nước uống và oxy cho các phi hành gia.

Được biết, các thế hệ tàu Progress là "xương sống" trong việc vận chuyển hàng hóa, thiết bị đến cung cấp cho ISS. Ngoài ra, nó còn đảm nhiệm các sứ mệnh giúp điều chỉnh quỹ đạo ISS bằng động cơ đẩy của mình và thực hiện các cuộc thí nghiệm khác.

Việc tàu Progress M-19M rời trạm cũng nhằm nhường chỗ cho tàu vận tải của châu Âu có tên Albert Einstein (tức tàu ATV4) đến trạm ngày 15/6. Tàu Albert Einstein rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Kourou ở Guiana thuộc Pháp vào ngày 5/6, mang theo 6,6 tấn hàng hóa đến cung cấp cho ISS.

Tàu chở hàng tiếp theo của Nga là tàu Progress M-20M dự kiến sẽ rời Baikonur vào ngày 28/7 tới.

Hiện trên ISS có sáu phi hành gia đang làm việc thuộc Đoàn bay quốc tế thứ 36, gồm chỉ huy trưởng Pavel Vinogradov và các phi hành gia Fyodor Yurchikhin, Alexander Misurkin (cùng thuộc Roscosmos), Karen Nyberg, Chris Cassidy (cùng thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ - NASA), Luca Parmitano (người Ý, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu - ESA).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News