Tàu thăm dò Rosetta sẽ kết thúc sứ mệnh vào ngày 30/9
Sau 12 năm nghiên cứu, tàu thăm dò Rosetta của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) với nhiệm vụ thăm dò sao chổi 67P sẽ kết thúc sứ mệnh vào ngày 30/9.
Rosetta, cùng với tàu thăm dò quỹ đạo sao chổi 67P (còn được gọi là Churyumov-Gerasimenko), sẽ ngưng hoạt động bằng cách từ gây ra một vụ tai nạn kiểm soát vào một bề mặt đá trên sao chổi vào ngày 30/9 tới đây.
Rosetta sẽ "tự sát" bằng cách lao vào sao chổi sau khi hoàn tất sứ mệnh trong ngày 30/9.
Theo giải thích từ ESA, họ thực sự không thể cho tàu vũ trụ Rosetta tiếp tục sứ mệnh của mình khi mà sao chổi 67P đang gần với sao Mộc, đặt nó rất xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là không đủ năng lượng mặt trời cho tàu thăm dò tiếp tục hoạt động.
Trong khi Rosetta đã được đặt vào một chế độ ngủ đông với công suất thấp trong thời gian 31 tháng từ đầu năm 2011 trong chuyến đi xa nhất đến sao chổi, trạng thái ngủ đông bây giờ sẽ không có tác dụng để giúp đỡ nhiều. Tàu thăm dò hiện đang quay quanh sao chổi 67P với khoảng cách rất xa so với mặt trời, lên đến 525 triệu dặm. Điều này kết hợp với độ tuổi của Rosetta, có lẽ đã đến lúc nó nên "về vườn".
Rosetta là chìa khóa trong việc cung cấp hình ảnh, các phép đo lường và một số những khám phá liên quan đến sao chổi 67P, bao gồm dữ liệu cho thấy bụi của sao chổi có chứa glycine axit amin. Các nhà khoa học của ESA nói rằng, các dữ liệu từ Rosetta đủ để chúng ta dày công nghiên cứu trong vài năm.
Tất nhiên, Rosetta vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình cho tới tận ngày cuối cùng. Tàu thăm dò sẽ bắt đầu di chuyển vào vị trí cần nghiên cứu trong tháng 8, và 6 tuần cuối cùng có nhiệm vụ cung cấp thông tin về quỹ đạo cuối cùng của sao chổi. Sau đó, trong quá trình "tự sát", nó sẽ chụp hình ảnh độ phân giải cao và các dữ liệu khác gần nó, chuyển đến ESA trước khi va chạm xuống đất.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
