Tàu thăm vũ trụ Nhật Bản vừa thả bom lên một tảng thiên thạch nhưng tại sao họ lại làm thế?

Vụ nổ gây ra rất lớn, nhưng mục đích của việc làm này là gì?

Hayabusa-2 là một con tàu thăm dò của Nhật Bản, được người Nhật phóng lên vũ trụ để nghiên cứu một số thiên thạch xung trong hệ Mặt trời.

Và mới đây, các chuyên gia Nhật đã công bố rằng con tàu này vừa "ném bom" lên tảng thiên thạch mang tên Ryugu nó đang thăm dò, gây ra một vụ nổ lớn.

Tàu thăm vũ trụ Nhật Bản vừa thả bom lên một tảng thiên thạch nhưng tại sao họ lại làm thế?

Tất nhiên, mọi chuyện đều có lý do. Đó là một vụ nổ có chủ đích, nhằm tạo ra một miệng núi lửa nhân tạo. Nếu thành công (mà thực tế là có tỉ lệ rất lớn), con tàu sau đó sẽ quay lại để thu thập các mẫu vật chất quanh hố và mang về cho chúng ta.

Các chuyên gia tin rằng những mẫu vật này sẽ giúp khoa học hiểu hơn về cách Trái đất và các thiên thể quanh hệ Mặt trời hình thành vào thuở sơ khai.

Được biết, "quả bom" Hayabusa-2 ném xuống là một thiết bị nổ dạng nhỏ, viết tắt là SCI. SCI chỉ nặng khoảng 14kg, mang theo khối thuốc nổ đủ để tạo ra một cái hố rộng ít nhất 10m trên bề mặt thiên thạch. Và bởi đó là môi trường vi trọng lực, các mảnh vỡ văng lên với tốc độ cực lớn nên con tàu sẽ phải nhanh chóng rời đi với khoảng cách ít nhất là 800m trước khi vụ nổ xảy ra.

Dù vậy, con tàu có để lại một chiếc camera cỡ nhỏ - gọi tắt là DCAM3 - để quan sát vụ nổ. Và theo như những gì được gửi về Trái đất vào tối ngày 5/4 thì rất có thể thí nghiệm đã thành công tốt đẹp.

Tàu thăm vũ trụ Nhật Bản vừa thả bom lên một tảng thiên thạch nhưng tại sao họ lại làm thế?

Sei-ichiro Watanabe - chuyên gia thuộc đội thí nghiệm cho biết Hayabusa-2 sẽ quay trở lại trong vòng vài tuần để kiểm tra cái hố và thu thập các mẫu vật.

Bởi đây là các vật chất lấy từ trong lòng thiên thạch, nên sẽ không có chuyện bị "ô nhiễm" bởi môi trường vũ trụ bên ngoài.

Theo Watanabe, lý do dẫn đến vụ "thả bom" này là vì các thiên thạch đã luôn chịu đựng sự công kích từ bức xạ vũ trụ, dẫn đến việc các vật chất bên ngoài phủ một lớp lên bề mặt chúng. Trong khi đó, khoa học muốn những mẫu vật sơ khởi, có từ xa xưa, nên họ buộc phải đục một lỗ trên đó.

Bởi đây là các vật chất lấy từ trong lòng thiên thạch, nên sẽ không có chuyện bị "ô nhiễm" bởi môi trường vũ trụ bên ngoài.

Thiên thạch "nạn nhân" Ryugu có niên đại rất cổ. Các chuyên gia cho biết nó là những gì còn sót lại từ khi hệ Mặt trời được hình thành - ít nhất là 4,5 tỉ năm trước. Có vẻ như thiên thạch này được tạo ra nhờ những hạt bụi từ các thiên thạch lớn hơn va chạm vào nhau, rồi tích tụ lại mà thành.

"Có 2 việc phải làm: đầu tiên là tạo ra cái hố để dễ quan sát hơn. Thứ 2 là chuẩn bị cho con tàu hạ cánh." - Yuichi Tsuda, giám sát dự án cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Hành tinh đại dương" tồn tại bên cạnh Trái đất!

Ngôi sao sáng nhất mà chúng ta nhìn thấy mỗi bình minh và hoàng hôn từng là một hành tinh đại dương như Trái đất trước khi thảm họa khiến nó gần như ngừng quay.

Đăng ngày: 05/04/2019
Bức ảnh thiên văn đầu tiên được chụp bằng thấu kính mới của công cụ quang phổ năng lượng tối

Bức ảnh thiên văn đầu tiên được chụp bằng thấu kính mới của công cụ quang phổ năng lượng tối

Khi quan sát vũ trụ, các nhà khoa học bỗng phát hiện một hiện tượng kỳ lạ - vũ trụ đang có xu hướng giãn nở và các thiên hà đang ngày càng cách xa chúng ta.

Đăng ngày: 05/04/2019
Chuẩn bị công bố những hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ?

Chuẩn bị công bố những hình ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ?

Khi phát hiện ra một hố đen, khoảng cách vẫn là một sự cản trở thực sự đối với loài người. Hố đen siêu lớn gần nhất với Trái đất được cho là nằm ở trung tâm của dải ngân hà của chúng ta.

Đăng ngày: 04/04/2019
Trí tuệ nhân tạo phát hiện 2 siêu Trái đất

Trí tuệ nhân tạo phát hiện 2 siêu Trái đất

Hai hành tinh lạ thuộc dạng siêu trái đất vừa được tìm thấy từ những dữ liệu hết sức mơ hồ, khó xác định thu thập được về thế giới quanh 2 ngôi sao K2.

Đăng ngày: 04/04/2019
Hành trình bí ẩn của sao Mộc được tiết lộ

Hành trình bí ẩn của sao Mộc được tiết lộ

Hành tinh khổng lồ sao Mộc được hình thành cách Mặt trời 4 lần so với quỹ đạo hiện tại của nó và di cư vào trong hệ Mặt trời trong khoảng thời gian 700 nghìn nă

Đăng ngày: 04/04/2019
Giải pháp ngăn ngừa loãng xương cho phi hành gia bằng cách…rung chân!

Giải pháp ngăn ngừa loãng xương cho phi hành gia bằng cách…rung chân!

Loãng xương chính là tình trạng cố hữu mà các phi hành gia luôn phải đối mặt, khi thực hiện nhiệm vụ trong không gian suốt một thời gian dài.

Đăng ngày: 04/04/2019
7 ngoại hành tinh kỳ lạ hơn cả phim khoa học viễn tưởng

7 ngoại hành tinh kỳ lạ hơn cả phim khoa học viễn tưởng

Các ngoại hành tinh đã được phát hiện rất đa dạng về cả hình dạng và kích cỡ. Trong số đó có một số hành tinh có bề mặt rất kỳ lạ, thậm chí là đáng sợ giống như trong phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 03/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News