Tàu Thần Châu 8 nối ghép thành công với Thiên Cung
Tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 8 hôm qua đã nối ghép thành công với phòng thí nghiệm vũ trụ Thiên Cung 1. Đây là quá trình ghép nối trên vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc.
>>> Trung Quốc đã phóng thành công tàu Thần Châu 8
Thần Châu 8, được phóng hồi đầu tuần này, đã liên lạc với Thiên Cung 1 lúc 17h29 giờ GMT hôm qua, tức đêm qua theo giờ Việt Nam. Việc nối ghép diễn ra trên bầu trời Trung Quốc.
Việc nối ghép 2 phương tiện vũ trụ với nhau là một điều kiện cần với Trung Quốc nếu nước này muốn bắt đầu xây dựng một trạm vũ trụ của riêng mình vào cuối thập niên này.
Mặc dù không có phi hành gia nào trên tàu vũ trụ Thần Châu lần này, nhưng các sứ mệnh tương lai sẽ đưa người lên vũ trụ.
Cuộc nối ghép hôm qua diễn ra ở độ cao khoảng 340km. Quá trình diễn ra tự động nhưng được giám sát từ mặt đất tại Trung tâm kiểm soát các chuyến bay vũ trụ Bắc Kinh.
Thần Châu 8 và Thiên Cung 1 đã sử dụng radar và các thiết bị cảm ứng quang học để tính toán khoảng cách giữa 2 phương tiện rồi tiến lại gần và tiếp xúc với nhau. Một video từ quỹ đạo đã cho thấy những khoảnh khắc cuối cùng khi 2 phương tiện lại gần.
Thần Châu 8 và Thiên Cung 1 sẽ mất 2 tuần để cùng nhau bay vòng quanh địa cầu trước khi Thần Châu 8 trở về trái đất.
“Sau chuyến bay chung kéo dài khoảng 12 ngày, chúng sẽ tách ra”, giáo sư Yang Yuguang từ Tập đoàn công nghiệp, khoa học và hàng không vũ trụ Trung Quốc, nói.
Nếu chuyến bay hiện thời của tàu Thần Châu 8 diễn ra theo đúng kế kế hoạch, 2 sứ mệnh có người lái (Thần Châu 9 và 10) nhiều khả năng sẽ thực hiện các cuộc nối ghép tương tự vào năm 2012.
Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ có người lái của riêng nước này vào năm 2020.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
