Tàu Voyager 1 trục trặc khi bay cách Trái đất 24 tỷ km

Hiện nay, dữ liệu duy nhất mà tàu Voyager 1 truyền về Trái đất là chuỗi ký tự nhị phân lặp lại và các kỹ sư NASA có thể mất vài tuần để khắc phục trục trặc.

Tàu
Mô phỏng tàu Voyager 1 nhìn lại Hệ Mặt trời từ khoảng cách xa. (Ảnh: NASA)

Tàu thăm dò Voyager 1 của NASA hiện nay không thể truyền bất kỳ dữ liệu khoa học hay dữ liệu hệ thống nào về Trái đất, Space hôm 12/12 đưa tin. Tàu vũ trụ 46 năm tuổi có thể nhận lệnh chỉ thị, nhưng vấn đề dường như phát sinh ở máy tính của tàu. Hệ thống dữ liệu bay (FDS) của tàu Voyager 1 chuyên thu thập thông tin và dữ liệu kỹ thuật từ thiết bị khoa học trên tàu, không còn liên lạc như dự kiến với bộ điều khiển viễn thông, theo NASA.

Khi hoạt động bình thường, FDS sắp xếp thông tin của tàu vũ trụ vào gói dữ liệu, sau đó truyền về Trái đất bằng TMU. Gần đây, gói dữ liệu bị mắc kẹt, truyền một mẫu số 1 và 0 lặp lại. Đội kỹ thuật của Voyager truy ngược vấn đề đến từ FDS, nhưng có thể mất vài tuần trước khi tìm ra giải pháp.

Tàu Voyager 1 và Voyager 2 phóng vào năm 1977, hoạt động lâu hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trong lịch sử. Cả hai đều ở trong không gian liên sao và bay qua quãng đường hơn 24 tỷ km tính từ Trái đất. Trên thực tế, chúng ở quá xa đến mức mất gần một ngày để tín hiệu truyền đến tàu vũ trụ và thêm một ngày nữa để nhận phản hồi. Liên lạc qua lại với tàu Voyager 1 mất 45 giờ. Vì vậy, khi kỹ sư NASA gửi cách khắc phục cho hệ thống FDS của tàu, họ sẽ cần chờ tới ngày hôm sau để xác định nó có hiệu quả hay không.

Giải pháp không thể đơn giản như kiểu tắt và bật lại hệ thống. Độ tuổi và phần cứng của tàu vũ trụ đặt ra hàng loạt thách thức. Các kỹ thuật viên NASA phải làm việc với công nghệ có sẵn vào thập niên 1970, đôi khi buộc phải tìm ra một số cách sửa chữa phần mềm sáng tạo. Đây không phải lần trục trặc đầu tiên mà tàu Voyager 1 trải qua trong những năm gần đây. Tàu từng gặp vấn đề với hệ thống điều khiển và định hướng (AACS) hồi tháng 5/ 2022, và liên tục truyền dữ liệu viễn trắc vô nghĩa trong vài tháng trước khi khắc phục.

Kỹ sư NASA cũng cập nhật phần mềm trên tàu vào tháng 10/2023, giúp ngăn cặn lắng tích tụ ở động cơ đẩy của tàu. Nhưng những loại cập nhật như vậy không thể đưa ra nhanh chóng. Theo NASA, việc tìm kiếm giải pháp cho thách thức mà tàu thăm dò đối mặt thường bao gồm tham khảo tài liệu gốc hàng chục năm tuổi viết bởi các kỹ sư không tham gia giải quyết vấn đề ngày nay. Kết quả là đội kỹ thuật cần thời gian để tìm hiểu một lệnh chỉ thị mới sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của tàu vũ trụ nhằm tránh hậu quả ngoài ý muốn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh chưa từng thấy về tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A

Hình ảnh chưa từng thấy về tàn dư siêu tân tinh Cassiopeia A

Kính viễn vọng James Webb của NASA chụp được những hình ảnh mới nhất về tàn dư của siêu tân tinh Cassiopeia A.

Đăng ngày: 13/12/2023
Mưa sao băng Geminids - Vua của các trận mưa sao băng

Mưa sao băng Geminids - Vua của các trận mưa sao băng

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/12/2023, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids (Song Tử) đạt cực điểm với 100-120 vệt sáng mỗi giờ.

Đăng ngày: 13/12/2023
Dải Ngân hà có lẽ sẽ

Dải Ngân hà có lẽ sẽ "nuốt sạch" mọi thiên hà vệ tinh xung quanh

Dải Ngân hà hiện có khoảng 50 thiên hà lùn vây quanh. Tuy nhiên, số thiên hà này có lẽ không sớm thì muộn sẽ trở thành " thức ăn" cho thiên hà chúng ta.

Đăng ngày: 13/12/2023
Tìm thấy quả cà chua

Tìm thấy quả cà chua "mất tích" suốt 8 tháng trên trạm vũ trụ ISS

Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) tuyên bố đã tìm thấy quả cà chua “mất tích” hơn 8 tháng trước.

Đăng ngày: 12/12/2023
Công ty Mỹ muốn xây

Công ty Mỹ muốn xây "trạm xăng" trên vũ trụ

Một công ty tại Mỹ có kế hoạch xây trạm xăng trên vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh, giúp chúng tránh khỏi nguy cơ trở thành rác vũ trụ.

Đăng ngày: 12/12/2023
Kỷ nguyên mới trên Mặt trăng đã chính thức bắt đầu

Kỷ nguyên mới trên Mặt trăng đã chính thức bắt đầu

Các nhà khoa học cho rằng, thế giới cần công bố Kỷ Nhân sinh Mặt trăng, từ đó mở ra một giai đoạn mới cho ngành hàng không vũ trụ.

Đăng ngày: 11/12/2023
Công ty Trung Quốc vượt mặt SpaceX, phóng thành công tên lửa dùng khí methane

Công ty Trung Quốc vượt mặt SpaceX, phóng thành công tên lửa dùng khí methane

Một công ty Trung Quốc lần đầu tiên trên thế giới đã phóng thành công vệ tinh bằng tên lửa chạy bằng khí methane và oxy lỏng.

Đăng ngày: 11/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News