Tàu vũ trụ Ấn Độ bắt đầu hành trình lên Sao Hỏa
Ngày 1/12, tàu vũ trụ không người lái của Ấn Độ mang tên "Mars Orbiter", hay còn gọi là “Mangalyaan”, đã rời quỹ đạo Trái Đất, bắt đầu hành trình đến Sao Hỏa kéo dài 300 ngày.
>>> Tàu thăm dò sao Hỏa của Ấn Độ lên quỹ đạo 100.000km
Minh họa đường bay của tàu vũ trụ Mangalyaan. (Ảnh: freerepublic.com)
Nhiệm vụ của tàu này là vẽ bản đồ bề mặt hành tinh Đỏ, nghiên cứu bầu khí quyển và tìm kiếm khí methane, dấu hiệu cho thấy một hành tinh có khả năng có sự sống.
Trước đó, ngày 5/11, tàu vũ trụ không người lái Mangalyaan đã được ấn nút phóng lên vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc bang Andhra Pradesh, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành khoa học không gian của Ấn Độ. Đây là một chương trình không gian đầy tham vọng mà chưa quốc gia châu Á nào thực hiện thành công.
Tuy nhiên, chỉ có thể đánh giá thành công sứ mệnh của tàu Mangalyaan khi nó vào quỹ đạo của Sao Hỏa ngày 24/9/2014. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào phóng tàu vũ trụ đến được Sao Hỏa trong lần phóng đầu tiên.
Hiện chỉ có Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu thành công trong việc đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa và Mỹ là nước duy nhất đưa tàu thăm dò đáp xuống bề mặt sao Hỏa, đó là tàu Curiosity.

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.
