Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng Mặt Trời bay quanh Trái đất
Trong tương lai, các tàu kiểu LightSail 2, khai thác động lượng của các hạt ánh sáng gọi là photon từ nguồn năng lượng Mặt Trời, sẽ rất hữu ích để gửi robot thực hiện các nhiệm vụ ngoài hệ Mặt Trời.
Một tháng sau vụ phóng thành công tên lửa Falcon Heavy của Tập đoàn công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của Mỹ đưa tàu Prox-1 lên vũ trụ, ngày 23/7, tàu vũ trụ LightSail 2 chạy bằng năng lượng Mặt Trời đã tách khỏi Prox-1 và di chuyển theo quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Cách buồm của LightSail 2.
Hiệp hội Hành tinh Mỹ, tổ chức nghiên cứu và chế tạo LightSail 2, cho biết thông thường, các vệ tinh hay các tàu vũ trụ nghiên cứu khác sẽ được trang bị các tấm thu năng lượng Mặt Trời giúp chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng điện để vận hành.
Tuy nhiên, đối với LightSail 2 thì khác. Tàu này sẽ khai thác động lượng của các hạt ánh sáng gọi là photon phát ra từ nguồn năng lượng của ánh sáng Mặt Trời để thực hiện việc quay quanh Trái Đất.
Các chuyên gia của hiệp hội trên nêu rõ căn cứ theo các thông số kỹ thuật mà tàu gửi về Trái Đất, có thể khẳng định LightSail 2 đã triển khai được cánh buồm Mặt Trời của mình.
Cánh buồm trên có diện tích 32m2 và được chế tạo từ Mylar, một loại polyester nhẹ và mỏng như một sợi tơ nhện giúp nó có thể tận dụng tốt động lượng của photon.
Dự kiến LightSail 2 sẽ vẫn tiếp tục bay quanh Trái đất và nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu sẽ tăng dần độ cao nhờ vào áp lực của luồng bức xạ Mặt trời. Trong tương lai, các tàu kiểu này sẽ rất hữu ích để gửi robot thực hiện các nhiệm vụ ngoài hệ Mặt trời.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Tổng quan về sao Thủy
Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.
