Tàu vũ trụ Discovery đã tới Trạm vũ trụ quốc tế
Hôm qua, 17/3, tàu vũ trụ Discovery đã tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), mang theo bộ pin mặt trời cuối cùng nhằm giúp ISS hoạt động với năng lượng tối đa.
![]() |
Tàu Discovery đang ở vị trí chuẩn bị kết nối với ISS. |
Hai tàu vũ trụ đã ghép nối với nhau trên bầu trời Australia khoảng 350km.
“Chào mừng tới trạm vũ trụ, Discovery. Chúng tôi vui mừng khi thấy các bạn ở đây”, Mike Fincke, thuyền trưởng ISS chào đón Discovery.
Trước khi dừng lại, chỉ huy trưởng Lee Archambault đã điều khiển Discovery quay 360 độ để các nhà du hành trên ISS có thể chụp ảnh phần thân của nó. Hơn 200 bức ảnh kỹ thuật số đã được gửi ngay về Trái đất. Các chuyên gia sẽ phân tích các hình ảnh này để phát hiện xem tàu Discovery có bị hỏng hóc gì trong quá trình phóng không. Đây là bước bắt buộc sau vụ tai nạn của tàu Columbia năm 2003. Một tấm bọt biển cách ly ở khoang nhiên liệu đã va vào cánh của Columbia trong quá trình cất cánh, khiến tàu và phi hành đoàn không thể trở về trái đất hai tuần sau đó.
Trong sứ mệnh lần này, các nhà du hành vũ trụ sẽ lắp các bộ cánh pin mặt trời, dài khoảng 35m, trên một bộ khung có lắp một bộ tản nhiệt.
Ngoài ra, Discovery cũng mang các thiết bị cần thiết cho hệ thống tái xử lý nước mới của trạm vũ trụ, gồm một máy xử lý nước tiểu và sục iot để diệt vi khuẩn. NASA muốn hệ thống này hoạt động trước khi tăng nhân sự trên ISS từ 3 lên 6 người vào cuối tháng 5 này. Hệ thống được thiết kế để chuyển nước tiểu của các nhà du hành thành nước uống. Hệ thống được đưa lên ISS vào tháng 11 năm ngoái.
Trạm vũ trụ quốc tế cũng sẽ có thành viên mới, Koichi Wakata. Anh sẽ trở thành người Nhật đầu tiên sống trên ISS, thay thế cho nhà du hành Magnus đã ở trên ISS từ tháng 11 năm ngoái.
Discovery sẽ có 8 ngày trên trạm vũ trụ và các nhà du hành trên tàu sẽ có ba lần dạo bộ ngoài không gian. So với dự kiến ban đầu, Discovery ở lại ít hơn hai ngày.
Discovery sẽ phải rời đi vào giữa tuần sau để một tàu vũ trụ của Nga có thể mang hai nhà du hành mới lên ISS. Chuyến đi dự kiến được bắt đầu vào ngày 26/3.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
Đăng ngày: 02/07/2025

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
Đăng ngày: 27/06/2025

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
Đăng ngày: 21/06/2025

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
Đăng ngày: 21/06/2025

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
Đăng ngày: 05/06/2025

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Đăng ngày: 02/06/2025

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
Đăng ngày: 31/05/2025
Tiêu điểm