Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa Hệ Mặt trời

Những gì mà tàu vũ trụ New Horizons của NASA đụng độ có thể gợi ý về một cấu trúc ẩn ở vùng tăm tối, lạnh lẽo nhất Thái Dương hệ.

Theo các lý thuyết trước đây, nếu tàu vũ trụ di chuyển đủ xa khỏi Mặt trời, nó sẽ lạc vào một khu vực đông đúc với vô số vật thể băng giá. Đó chính là Vành đai Kuiper, một cấu trúc khổng lồ, nơi "cựu hành tinh" sao Diêm Vương cư trú.

Vài năm qua, tàu vũ trụ này đã đi qua vùng vật thể dày đặc đó và đang rất cô đơn. Nhưng nó chưa thoát khỏi Vành đai Kuiper như chúng ta tưởng.

Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa Hệ Mặt trời
Tàu vũ trụ NASA gặp bất ngờ khi khám phá Vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời - (Ảnh đồ họa: ESO).

Theo Science Alert, một nhóm nghiên cứu quốc tế vừa kết hợp dữ liệu từ tàu vũ trụ New Horizons và kính viễn vọng Subaru của Đài quan sát Thiên văn quốc gia Nhật Bản đặt tại Hawaii (Mỹ) và nhận ra có thể Vành đai Kuiper có tới 2 lớp.

Vành đai Kuiper kéo dài từ quỹ đạo của sao Hải Vương, cách Mặt trời khoảng 30 đơn vị thiên văn (AU, bằng khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt trời).

Đến khoảng 50 AU từ Mặt trời, tàu vũ trụ của NASA đã đi vào một vùng không gian vắng vẻ hơn và từ 55 AU nó đã gần như cô độc.

Vào thời điểm viết bài, tàu vũ trụ của NASA đã ở khoảng cách 60 AU. Nhưng các quan sát bổ sung từ Subaru cho thấy nó sẽ tiếp tục bị bao bọc bởi vô số vật thể từ mốc 70-90 AU.

Theo TS Wesley Fraser thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Canada, thành viên nhóm nghiên cứu, Vành đai Kuiper của chúng ta từ lâu dường như rất nhỏ khi so sánh với cấu trúc tương tự nhiều hệ hành tinh khác.

Những kết quả mới cho thấy nó không hề nhỏ mà đơn giản là chúng ta chưa hiểu về nó.

Khoảng không tàu vũ trụ NASA đang lạc vào không phải nơi kết thúc của vành đai, mà chỉ là một cấu trúc ẩn giấu chúng ta chưa từng biết. Khoảng không chia vành đai này làm 2, điều từng được quan sát nơi các hệ sao khác.

"Tinh vân Mặt trời nguyên thủy lớn hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây và điều này có thể có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu quá trình hình thành các hành tinh" - đồng tác giả Fumi Yoshida đến từ Viện Công nghệ Chiba (Nhật Bản) cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc sẽ lấy mẫu sao Hỏa đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2028

Trung Quốc sẽ lấy mẫu sao Hỏa đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 2028

Hôm 5/9, Trung Quốc đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm thực hiện sứ mệnh Thiên vấn-3 (Tianwen-3) với hai lần phóng để lấy mẫu sao Hỏa đem trở về Trái đất vào khoảng năm 2028.

Đăng ngày: 09/09/2024
Tàu vũ trụ Boeing Starliner trở về Trái đất mà không có người

Tàu vũ trụ Boeing Starliner trở về Trái đất mà không có người

Sáng 7-9 (giờ Việt Nam), tàu Boeing Starliner đã tách khỏi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS), bỏ lại 2 phi hành gia NASA trong sứ mệnh bị kéo dài bất đắc dĩ.

Đăng ngày: 07/09/2024
NASA tìm ra “hóa thạch vũ trụ” cách Trái đất 3 triệu năm ánh sáng

NASA tìm ra “hóa thạch vũ trụ” cách Trái đất 3 triệu năm ánh sáng

Thứ mà NASA mô tả là một " hóa thạch vũ trụ biệt lập" nằm ngay của Cụm Địa phương, nơi thiên hà chứa Trái đất đang trú ngụ.

Đăng ngày: 07/09/2024
Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất Hệ Mặt trời

Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất Hệ Mặt trời

Một vật thể lớn gấp 20 lần tiểu hành tinh từng khiến khủng long ở Trái đất tuyệt chủng đã giáng xuống một thiên thể khác trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 06/09/2024
Phi hành gia Trung Quốc đang làm gì trên trạm vũ trụ Thiên Cung?

Phi hành gia Trung Quốc đang làm gì trên trạm vũ trụ Thiên Cung?

Các thí nghiệm tại trạm vũ trụ Thiên Cung được đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV tiết lộ trong một bản tin ngắn.

Đăng ngày: 06/09/2024
Mạng 4G Mặt trăng sẽ thử nghiệm lần đầu vào cuối năm nay

Mạng 4G Mặt trăng sẽ thử nghiệm lần đầu vào cuối năm nay

Sứ mệnh Artemis 3 của NASA sẽ bao gồm đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng, và sử dụng công nghệ mạng di động 4G của Nokia để liên lạc giữa các thành viên.

Đăng ngày: 06/09/2024
Máy bay vũ trụ phóng nhờ xe trượt lên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ phóng nhờ xe trượt lên quỹ đạo

Công ty Radian sẽ sử dụng xe trượt lắp động cơ tên lửa để đưa máy bay vũ trụ cất cánh và bay lên quỹ đạo với 5 hành khách và 2.267 kg hàng hóa.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News