Tàu vũ trụ Nga bắt đầu quay hỗn loạn
Tàu vũ trụ Nga “Phobos-Grunt” bị mắc kẹt trên quỹ đạo đã bắt đầu quay hỗn loạn và không chịu sự chỉ huy từ Trái đất nữa, mặc dù mới đây đã từng định hướng được theo hướng Mặt trời, các nhà thiên văn nghiệp dư cho biết.
Sự định hướng theo Mặt trời rất quan trọng để thiết bị vũ trụ này sống sót nhờ thu năng lượng từ Mặt trời để chạy bộ ăc quy. Nay mất định hướng, nó bắt đầu quay hỗn loạn và chẳng bao lâu nữa sẽ đi lạc và mất hút trong không gian.
Tàu vũ trụ Phobos Grunt đang nhào lộn trên quỹ đạo Trái đất.
Những đo lường do các nhà quan sát Mỹ tiến hành ngày 11,13 và 19 cho thấy con tàu vẫn nằm ở những vị trí ổn định. Song, ngày 5/12, nhà thiên văn Simone Corbellini thông báo sự ổn định này đã mất: “Độ sáng của nó cứ 20 giây lại thay đổi... Tôi muốn nói nó đang nhào lộn trên đường bay”.
Hãng thông tấn RIA Novosti khi phân tích những tấm ảnh trên internet cũng cho biết “Phobos-Grunt” đã sai lệch khỏi vị trí cần thiết.
“Phobos-Grunt” là trạm tự động vũ trụ đầu tiên sau 15 năm được gửi đi để lấy mẫu đất đá trên vệ tinh Phobos của sao Hoả, phóng lên từ sân bay vũ trụ Baiconur ngày 9-11, nhưng động cơ để đi tiếp theo đường bay vạch sẵn không khởi động được.
Trong khoảng 2 tuần, sự liên hệ với Trái đất cứ chập chờn. Nhiều nhà thiên văn nghiệp dư đã dùng những thiết bị quang học của mình để tìm hiểu nó đang ở vị trí nào có đảm bảo được sự định hướng theo Mặt trời hay không. Để làm được điều này, họ đã đo chính xác sự thay đổi độ sáng của đối tượng để xác định tốc độ quay của nó.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
