Tàu vũ trụ Nga lên ISS mang theo đuốc Olympic
Sáng 26/9, vào lúc 00:59 (giờ địa phương), tại sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan), Nga đã phóng thành công tàu Soyuz ТМА-10М, mang theo ngọn đuốc Olympic lên Trạm quỹ đạo quốc tế.
>>> Tàu Soyuz vào bệ phóng cho sứ mệnh đưa người lên ISS
Cơ quan vũ trụ Nga thông báo, theo đúng lịch trình, 10 phút sau khi rời bệ phóng, tức là vào lúc 1:08 giờ Moscow, tàu Soyuz đã tách khỏi tên lửa đẩy và bay vào quỹ đạo, lắp ghép với Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sau 6 giờ bay.
Tàu Soyuz rời bệ phóng. (Ảnh: NASA)
"Soyuz ТМА-10М" mang theo phi hành đoàn quốc tế gồm hai nhà du hành vũ trụ Nga Oleg Kotov, Sergei Ryazansky và một đồng nghiệp của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Michael Hopkins. Ba nhà du hành vũ trụ sẽ thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng và tiến hành các thử nghiệm, chụp ảnh và quay phim từ khoang tàu, thực hiện các thao tác với tàu vận tải "Progress", ATV-4, đưa ngọn đuốc Olympic lên vũ trụ và đặc biệt các phi hành gia sẽ bước ra bên ngoài không gian.
Trong toàn bộ lịch sử Baikonur, đây là lần thứ ba thực hiện phóng tàu vũ trụ và lắp ghép với ISS theo công nghệ đạn đạo, giúp rút ngắn thời gian lắp ghép với ISS cách Trái Đất khoảng 400 km từ 40 giờ xuống còn 6 giờ, giảm số vòng bay quanh quỹ đạo từ 30 xuống 4 vòng. Mô hình rút ngắn này giúp các phi hành gia thích nghi tốt hơn với thay đổi môi trưởng, giảm ảnh hưởng của môi trường vũ trụ đến tình trạng sức khỏe.
Trong suốt hành trình, tàu Soyuz sẽ được gần 20 máy bay quân sự và dân sự, các tàu tìm kiếm cứu hộ của Hải quân Nga yểm trợ trong trường hợp phải hạ cánh khẩn cấp. Theo truyền thống, kể từ chuyến bay du lịch vào vũ trụ năm 2006 toàn bộ quá trình phóng tàu vũ trụ Soyuz được truyền hình trực tiếp.
Dự kiến ba phi hành gia sẽ hoàn thành nhiệm vụ và trở về Trái Đất vào tháng 3/2014.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
