Tàu vũ trụ Orion lần đầu quay video selfie với Mặt trăng
Tàu vũ trụ Orion trong sứ mệnh Artemis I của NASA đánh dấu một nửa chặng đường tới quỹ đạo Mặt trăng bằng cảnh quay selfie ấn tượng.
Tàu vũ trụ Orion quay video selfie với Mặt trăng. (Video: NASA)
Trong đoạn video được phát hành hôm 18/11, có thể nhìn thấy Mặt trăng nửa sáng ở phía xa, đằng sau tàu vũ trụ Orion với logo NASA bị bóng tối che khuất một phần, khi nhìn từ camera gắn trên đầu của một trong các mảng năng lượng mặt trời. Vào thời điểm đó, con tàu đã đi được nửa quãng đường tới quỹ đạo Mặt trăng.
"Vào ngày thứ ba của nhiệm vụ Artemis I, tàu Orion đã điều khiển các mảng năng lượng mặt trời của nó và chụp ảnh Mặt trăng bằng một camera gắn ở đầu mảng", NASA viết trong phần mô tả video.
Có thể nhìn thấy Mặt trăng nửa sáng ở phía xa, đằng sau tàu vũ trụ Orion với logo NASA bị bóng tối che khuất.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã phóng Orion hôm 16/11 bằng tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS), hiện là tên lửa mạnh nhất thế giới. Con tàu dự kiến thực hiện chuyến hành trình kéo dài 25 ngày tới quỹ đạo Mặt trăng và quay trở lại Trái Đất vào ngày 11/12. NASA triển khai nhiệm vụ không người lái này như một chuyến bay thử nghiệm cho chương trình Artemis của mình để xem liệu tên lửa SLS và tàu Orion có sẵn sàng đưa các phi hành gia hạ cánh xuống Mặt trăng vào năm 2025 hay không.
Để ghi lại chuyến bay thử nghiệm lịch sử này, Orion được trang bị tới 24 camera rải dọc bên ngoài và bên trong con tàu, cũng như trên các tấm pin năng lượng mặt trời.
Hôm 17/11, NASA cũng chia sẻ một bức ảnh tàu Orion selfie với Trái Đất ở cách xa 92.000km, bằng khoảng 1/5 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trăng, ở tốc độ gần 8.800km/h.
Tính đến ngày 19/11, tàu vũ trụ Orion cách Trái Đất 348.247km, cách Mặt trăng 149.746km và bay trong không gian với tốc độ 1.601km/h. Cho đến nay, chuyến bay đã diễn ra tương đối suôn sẻ và vượt mong đợi của các nhà quản lý sứ mệnh NASA, mặc dù có những trục trặc nhỏ khi họ tìm hiểu cách thức hoạt động của tàu vũ trụ trong không gian sâu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"
Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
