Tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất
Tàu Orion trong nhiệm vụ Artemis 1 chụp ảnh Trái đất khi bay 1/5 quãng đường tới Mặt trăng ở tốc độ gần 8.800km/h.
Tàu Orion lần đầu chụp ảnh Trái đất trên đường bay tới Mặt trăng. (Ảnh: NASA)
Nhiệm vụ phóng trên siêu tên lửa Hệ thống phóng không gian (SLS) vào 13h47 ngày 16/11 theo giờ Hà Nội nhằm tiến hành chuyến bay không người lái vòng quanh Mặt trăng. Bức ảnh tự sướng chụp phần cứng của tàu vũ trụ Orion và mặt đĩa được chiếu sáng một phần của Trái đất đến sau hơn 9 giờ bay của Artemis 1. Ở thời điểm chụp ảnh, khoang tàu đang bay cách Trái đất 92.000 km, bằng khoảng 1/5 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, ở tốc độ gần 8.800 km/h.
"Chúng ta chưa từng thấy hình ảnh Trái đất từ một tàu vũ trụ này từ năm 1972 sau nhiệm vụ Apollo cuối cùng cách đây 50 năm", phát ngôn viên NASA Sandra Jones chia sẻ. "Hình ảnh hành tinh xanh giữa bóng tối của vũ trụ sẽ thu hút trí tưởng tượng của một thế hệ mới - thế hệ Artemis".
Ngoài Trái đất, bức ảnh tự sướng hé lộ các bộ phận của tàu Orion ở góc trái, bao gồm hệ thống điều khiển quỹ đạo, động cơ lớn cung cấp lực đẩy cho chuyến bay vòng quanh Mặt trăng và tấm pin quang năng. Phương tiện trang bị tổng cộng 4 tấm pin quang năng sắp xếp theo hình chữ thập.
"Mỗi tấm trong 4 tấm pin quang năng của tàu Orion có một camera thương mại lắp ở rìa cánh, được điều chỉnh kỹ lưỡng để sử dụng trong không gian, cung cấp hình ảnh bên ngoài tàu", David Melendrez, trưởng nhóm tích hợp ảnh chụp trong chương trình Orion ở Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA ở Houston, cho biết.
Người nộm Moonikin Campos ngồi ở ghế chỉ huy trên tàu Orion. (Ảnh: NASA)
Bên cạnh bức ảnh tự sướng, NASA cũng chia sẻ hình ảnh từ bên trong khoang tàu, cho thấy "hành khách" là người nộm Moonikin Campos đang thử nghiệm bộ đồ bay màu cam mà các phi hành gia sẽ mặc trên tàu trong chuyến bay tiếp theo. Ngoài ra, thí nghiệm Callisto, kết quả hợp tác giữa NASA và Amazon nhằm kiểm tra công nghệ Alexa trong vũ trụ, cũng xuất hiện trong bức ảnh. Một trong những cửa sổ của tàu Orion cũng lộ ra ở góc phải khung hình.
Theo NASA, có hai camera khác nằm bên trong tàu vũ trụ, một camera hướng ra cửa sổ ở mặt trước của khoang tàu và camera còn lại nằm ở cửa sập trên nóc tàu, cho phép theo dõi hệ thống hủy phóng tách khỏi phương tiện trước đó và quá trình bung dù khi Orion hạ cánh xuống Trái đất.
Nhiệm vụ Artemis 1 sẽ trải qua 5 ngày tiếp theo bay tới Mặt trăng. Khoang tàu sẽ tới gần Mặt trăng nhất hôm 21/11, dành vài ngày bay quanh quỹ đạo Mặt trăng trước khi đảo hướng. Nhiệm vụ kéo dài 25 ngày sẽ kết thúc hôm 11/12.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời
Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.
