Tàu vũ trụ Thần Châu - 8 đã trở về đến Trái đất
Theo Tân Hoa Xã, tối 17/11, tàu vũ trụ không người lái Thần Châu - 8 đã trở về Trái Đất và hạ cánh xuống miền Bắc nước này, kết thúc nhiệm vụ lịch sử thực hiện cuộc lắp ghép ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc.
>>> Tàu Trung Quốc ghép nối với module lần thứ hai
Được đưa lên không gian từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc) ngày 1/11, Thần Châu - 8 đã có hai lần lắp ghép thành công với mô đun Thiên Cung - 1, là môđun thí nghiệm vốn cũng được phóng từ Tửu Tuyền lên quỹ đạo Trái Đất ngày 29/9.
Với thành công trên, Trung Quốc đã trở thành nước thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga, làm chủ được công nghệ vũ trụ này.
Phó Thủ tướng Trung Quốc, Trương Đức Giang đã thay mặt chính quyền trung ương gửi lời chúc mừng thành công của Thần Châu - 8, coi đây là một bước đột phá quan trọng trong công nghệ lắp ghép ngoài không gian của nước này, đồng thời cũng là một bước nhảy vọt của công nghệ vũ trụ Trung Quốc.
Chuyên gia vũ trụ nổi tiếng của Nga Igor Lisov nhận xét đây là bước ngoặt quan trọng, thể hiện một trình độ phát triển công nghệ của Trung Quốc. Ông nói: "Không giống Nga hay Mỹ đôi lúc trục trặc trên con đường chinh phục vũ trụ, Trung Quốc phát triển nhanh hơn, có khi nhảy vọt cùng lúc vài bước".
Chuyên gia trên đánh giá Trung Quốc đã đạt đến giai đoạn sẵn sàng xây dựng một trạm vũ trụ chỉ sau ba chuyến bay của tàu vũ trụ có người lái (Thần Châu - 5, Thần Châu - 6 và Thần Châu - 7).

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
