Tây Ban Nha phát hiện thành phố 2.000 năm nhân loại chưa từng biết

Thành phố bí ẩn dường như bị thất lạc khỏi hồ sơ lịch sử của Tây Ban Nha cổ đại, không có bất kỳ ghi chép hay nghi ngờ gì về sự tồn tại của nó.

Theo Heritage Daily, thành phố bí ẩn vừa lộ diện cạnh thị trấn Deza ở tỉnh Soria - Tây Ban Nha, được cho là thuộc về người Celtiberia, một dân tộc mà bấy lâu người ta nghĩ rằng chỉ sinh sống dưới hình thức bộ lạc ở khu vực miền Trung - Đông Bắc bán đảo Iberia.

Cuộc khai quật do Đại học Bách khoa Madrid (UPM) tiến hành đã làm lộ diện tàn tích của một thành phố có niên đại hơn 2.000 năm, bên cạnh là tàn tích của một pháo đài La Mã lớn.


Thành phố cổ bí ẩn vừa lộ diện ở Tây Ban Nha trong ảnh phục dựng (trái) và ảnh thực tế - (Ảnh: ĐẠI HỌC MADRID)

Theo ông Vicente Alejandre, thị trưởng của Deza, chưa có nghiên cứu hệ thống hay nỗ lực nào tương tự nhằm cố gắng khám phá tầm quan trọng về mặt lịch sử của khu vực này.

Khu vực bấy lâu thường không được động chạm tới bởi liền kề nó là một mỏ đá, nơi khai thác đá chính của đô thị hiện đại.

Đối chiếu các phát hiện với dã sử, họ nghi ngờ rằng đó có thể là "thành phố trong truyền thuyết" Titiakos, mà các ghi chép cũ không nói rõ địa điểm. Titiakos là một thành trì của người Celtoiberia trong Chiến tranh Sertorian, một giai đoạn lịch sử quan trọng của Tây Ban Nha cổ đại.

Chiến tranh Sertorian là cuộc nội chiến diễn ra từ năm 80 đến năm 72 trước Công Nguyên giữa phe nổi dậy của La Mã Sertorian và chính phủ ở Rome (Sullans).

Toàn bộ khu vực này đã trở thành một phần tỉnh Hispania Citerior của Đế chế La Mã sau khi bị chinh phục dần từ năm 195 đến 72 trước Công Nguyên. Điều đó cũng giải thích cho pháo đài La Mã bên cạnh, có thể là cơ sở quân sự nhằm bảo vệ thành phố.

Kết quả thu được là mảnh ghép quan trọng đối với kiến thức khoa học lịch sử trong khu vực, cũng như có thể cho thấy thủ đô huyền thoại Titiakos của người Celtiberia là có thật.

Các nhà khoa học Tây Ban Nha đang tiếp tục khai quật và triển khai các nghiên cứu sâu hơn nhằm xác minh giả thuyết Titiakos, cũng như tìm hiểu các hiện vật còn sót lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News