Tế bào gốc được cấy ghép trên lợn thành công
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà nghiên cứu y học, nghiên cứu về tính hiệu quả của các liệu pháp tế bào gốc đó là cấy ghép hoặc các mô ghép của các tế bào thường bị đào thải bởi vật chủ. Việc đào thải này có thể làm các thí nghiệm vô ích, làm quá trình nghiên cứu tiềm năng điều trị ứng dụng các tế bào gốc kéo dài và khó khăn.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Missouri đã cho thấy, một dòng lợn biến đổi gene mới sẽ tiếp nhận các tế bào được cấy ghép mà không bị nguy cơ đào thải
“Sự đào thải cấy ghép và các mô cấy ghép bởi cơ thể vật chủ là một rào cản lớn đối với các nhà nghiên cứu y học”. Michael Roberts, giáo sư quản lý về Khoa học động vật học và Hóa sinh, và là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Bond Life Sciences nói. “Bằng cách tạo ra những con lợn này sẽ hỗ trợ cấy ghép mà không cần lo về sự đào thải, chúng ta có thể thúc đẩy nghiên cứu liệu pháp tế bào gốc tiến về phía trước nhanh hơn”.
Trong một nghiên cứu đã công bố, nhóm các nhà nghiên cứu đã cấy ghép các tế bào gốc toàn năng của con người trong một dòng lợn đặc biệt được tạo ra bởi Randall Prather, một giáo sư quản lý về sinh lý học sinh sản thuộc trường đại học Missouri. Prather đã tạo ra những con lợn với các hệ thống miễn dịch đặc biệt, cho phép những con lợn này tiếp nhận tất cả các tế bào cấy ghép và mô ghép mà không đào thải.
Sau khi các nhà khoa học đã cấy ghép các tế bào trên lợn, những con lợn biến đổi gene này đã không đào thải các tế bào gốc và các tế bào đã phát triển mạnh. Prather cho biết, đạt được thành công này với những con lợn là rất đáng chú ý, vì lợn là động vật gần với con người hơn nhiều loài động vật thử nghiệm khác.
“Nhiều nhà nghiên cứu y học thích thực hiện các nghiên cứu trên lợn vì lợn có giải phẫu giống với con người nhiều hơn so với các động vật khác, ví dụ như chuột và các loài gặm nhấm khác”, Prather giải thích. Về thể chất, lợn có kích thước và cân nặng gần giống với con người hơn so với các động vật khác, và cách chúng phản ứng với các nguy cơ về sức khỏe tương tự như con người. Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu trên lợn sẽ có nhiều khả năng cho kết quả tương tự như nghiên cứu trên người, đối với nhiều thí nghiệm và biện pháp điều trị khác nhau.
"Bây giờ chúng ta biết rằng các tế bào gốc của con người có thể phát triển mạnh trong những con lợn, một cánh cửa nghiên cứu mới mẻ và thú vị đã được mở cho các nhà khoa học trên toàn thế giới", Roberts nói. "Hy vọng điều này có nghĩa rằng, chúng ta đang tiến thêm một bước gần hơn tới những liệu pháp và phương pháp điều trị cho một số bệnh suy nhược, thoái hóa của con người”.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
