Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp
Lần đầu tiên ở Pháp, một con tê giác đen sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, mang lại hy vọng cho việc bảo tồn loài.
Tê giác đen mới sinh ở sở thú Bassin d'Arcachon. (Ảnh: AFP).
Con non, chưa được đặt tên, chào đời vào ngày 6/12 tại Sở thú Bassin d'Arcachon ở tỉnh Gironde. Mẹ của nó, Nabila, sáu tuổi, được chuyển đến sở thú theo chương trình nhân giống tê giác đen tại châu Âu, nơi nó ghép đôi với một con đực tên Dazanty.
Tê giác con lúc chào đời nặng khoảng 35 - 40kg. Vì là giống đực, nó được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn loài khi trưởng thành, bởi hầu hết tê giác đen ở Bassin d'Arcachon đều là con cái.
Tê giác mẹ Nabila và con non. (Ảnh: AFP).
Theo phát ngôn viên của sở thú, đây là con tê giác đen thứ hai được sinh ra ở châu Âu trong năm nay và là cá thể đầu tiên chào đời trong môi trường nuôi nhốt ở Pháp.
Tê giác đen từng phân bố rộng khắp ở khu vực cận hoang mạc Sahara nhưng nạn săn trộm đã khiến quần thể loài sụt giảm mạnh, có thời điểm chỉ còn 2.485 con trên toàn thế giới. Nhờ nỗ lực của các nhà bảo tồn, số lượng loài hiện đã tăng lên gần 5.000 con nhưng vẫn nằm trong diện cực kỳ nguy cấp.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
