Tên của nguyên tố mới 112 sẽ là gì?

Việc đặt tên cho các nguyên tố mới trong Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học từng là câu chuyện chứa đựng đầy bất hoà và chia rẽ không đáng có trong giới khoa học thế giới.

Câu chuyện khoa học tuần này sẽ đề cập đến vấn đề này khi việc đặt tên cho nguyên tố mới 112 đang là thời sự trong nhũng người quan tâm lĩnh vực các nguyên tố siêu nặng cuối bảng tuần hoàn nguyên tố.

"Lớn" hay không "lớn"? 

Cơ hội hiếm hoi dành cho những người đã phát minh và có vinh dự lớn là quyền đặt tên cho một nguyên tố trong Bảng tuần hoàn. Sau khi đã được kiểm nghiệm và khẳng định được thành phần của nguyên tố 112, Sigurd Hofmann (người lãnh đạo nhóm các nhà khoa học vừa được Hiệp hội Hóa học Cơ bản và Ứng dụng (IUPAC) giao nhiệm vụ đặt tên cho nguyên tố 112 mà họ phát minh) và đội ngũ của ông lại có thêm một dịp nữa được ghi dấu ấn của mình vào lịch sử khoa học.

Mặc dù việc đặt tên một nguyên tố thường gây ra những bất hoà, nhiều khi rất sâu sắc, nhưng lần này Sigurd không đến nỗi quá mất ăn mất ngủ.

Khi nhà hoá học Mỹ, trước đây, Seaborg nghe tin nguyên tố 106 được lấy tên của mình để gọi, ông rất bất ngờ và rưng rưng xúc động nói rằng, vinh dự này còn lớn hơn so với lần ông được giải Nobel. Với thành tích lớn trong lĩnh vực khoa học trong những năm qua, nhiều người nghĩ chắc phòng thí nghiệm của Sigurd cũng sẽ làm “một cái gì đó” tương tự.

Thế nhưng Hofmann lại chẳng phải là một nhà khoa học hiếu danh hoặc đa cảm. Khác với Oliver Sacks, người tiếp cận Bảng tuần hoàn bằng sự sùng bái mang nặng tính chất tôn giáo, vị giáo sư người Đức này, Hofmann, không để tình cảm lôi cuốn trong việc đặt tên thánh cho đứa con tinh thần của mình.

Thực vậy, khi đặt câu hỏi với ý định được nghe câu trả lời đầy tình cảm với sự nghiệp ông từng gắn bó suốt đời - Bảng tuần hoàn có ý nghĩa gì đối với ông? - Hofmann trả lời một cách dửng dưng: Đối với tôi, Bảng tuần hoàn là cách tổ chức các nguyên tố trên cơ sở số proton và các tính chất hoá học liên quan. Nó chẳng khác gì khi hỏi “Vợ ông có ý nghĩa gì đối với ông?” thì câu trả lời là “Bà ấy là người nộp chung thuế thu nhập trong hồ sơ của tôi”.

Có thể Hofmann không phải là người quá hờ hững với mọi người, mọi việc đến mức vô tình, nhưng mấy thập kỷ qua, cái quyền đặt tên nguyên tố thiếu suy nghĩ đã là một quyết định sai lầm và gây hiềm khích giữa các nhà hoá học khiến ông không còn niềm phấn khích trước một cơ hội “lớn”, theo suy nghĩ của nhiều người.

Lịch sử hình thành "danh tính" cho các nguyên tố

Từ năm 1940 đến năm 1955, việc đặt tên cho một nguyên tố thật dễ dàng vì chỉ có một phòng thí nghiệm duy nhất tại Trường Đại học California, Berkeley có khả năng tạo ra được nguyên tố mới. Thế rồi sau đó, một phòng thí nghiệm nổi tiếng khác ở Viện Dubna, Liên Xô (cũ), gần như đồng thời với phòng thí nghiệm ở Berkeley điều chế được nguyên tố 102. Cả hai phía đều tuyên bố quyền đặt tên cho nguyên tố này. Và một sự chia rẽ sâu sắc, một cuộc xung đột thực sự trong cộng đồng khoa học nảy sinh. 

Uub 112 sẽ có tên chính thức của một triết gia Hy Lạp??? 
(Ảnh: popscie.com)

Những tuyên bố đối đầu về tên của nguyên tố mới của nhiều nguyên tố khác nữa, như 103, 104, 105 v.v... kéo dài nhiều thập kỷ, như một thời kỳ hiềm khích nặng nề giữa các nhà hoá học hạt nhân được người ta gọi là Cuộc chiến tranh Transfermium. Trong suốt 40 năm, các phòng thí nghiệm tại Mỹ, châu Âu và Liên Xô tiếp tục đặt tên cho các nguyên tố mới mà chẳng thèm để ý đến nhau. Điều đó đã kéo dài đến năm 1997, khi một nhóm các nhà hoá học đã thương lượng để cùng nhất trí về tên của các nguyên tố từ 102 đến 109. Tuy nhiên nhóm này tỏ ra không có bao nhiêu sức mạnh và dễ dàng bị lôi kéo vào những cuộc vận động hành lang với các phòng thí nghiệm đang tìm kiếm nguyên tố 110 và cao hơn. Từ năm 1999 gần như chấm dứt cuộc chiến tranh Transfermium đó với vai trò của IUPAC.

Và IUPAC đã giao cho Hofmann và nhóm của ông quyền được đặt tên cho nguyên tố 112 (hiện tạm gọi là nguyên tố ununbium - tức nguyên tố không tên) mà họ đã thu được đầu tiên vào năm 1996 bằng cách bắn phá kẽm-70 vào chì-208 trong máy gia tốc ion nặng. Hofmann rất kín đáo không tiết lộ thông tin nhóm mình đang dự kiến những tên gì cho nguyên tố mới, chỉ nói quá trình rất dân chủ và lá phiếu của bất cứ ai trong phòng thí nghiệm cũng có sức nặng như nhau.

Và "trường hợp" 112 sẽ là gì?

Hofmann đã nói bóng nói gió một đôi điều. Ông cũng nhắc đến những nguyên tố đứng sau plutoni đều được gọi theo tên một nhà khoa học nổi tiếng hay tên phòng thí nghiệm phát hiện ra nó đầu tiên. Ông chỉ tiết lộ phòng thí nghiệm của ông đang bàn luận, nên chăng gọi nguyên tố mới này theo tên một nhà triết học Hy Lạp? 

Một ý tưởng về 112 (Ảnh: asuku.com)

Hofmann nói đi nói lại: “Chúng tôi rất dân chủ trong việc đặt tên này. Chúng tôi phải thận trọng vì những cái tên ấy là vĩnh viễn. Chúng tôi muốn cái tên phải có ý nghĩa hôm nay và mai sau. Một nhà khoa học nổi tiếng, một phòng thí nghiệm nổi tiếng, rất có thể là một triết gia Hy Lạp”.

Sự lựa chọn đó có thế là dấu hiệu kết thúc một bầu không khí chứa đựng sự hiềm thù và tranh chấp đất đai trong quá khứ, không đẹp chút nào nhất là khi họ lại là những nhà khoa học. Bởi đã từng xảy ra việc đặt tên nguyên tố liên quan đến một phòng thí nghiệm đặc biệt hoặc một danh nhân khoa học mang đậm tính địa phương theo chủ nghĩa Sô-vanh trong Cuộc chiến tranh Transfermium. Còn nếu như lấy tên một triết gia Hy Lạp cổ đại thì, giống như bản thân Bảng tuần hoàn các nguyên tố, con người tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại ấy sẽ thuộc về tất cả mọi người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News