Tên lửa của Nga rơi xuống biển ngay sau khi rời bệ
Theo hãng tin Interfax, tên lửa Zenit của Nga mang theo một vệ tinh viễn thông của Mỹ đã rơi xuống Thái Bình Dương ngay sau khi được phóng đi từ một bệ phóng di động ngoài biển.
“Sự cố xảy ra ngay ở quá trình đầu tiên. Quả tên lửa đã chệch hướng ngay sau khi rời bệ phóng" ,hãng Interfax dẫn nguồn tin từ tập đoàn công nghiệp vũ trụ Energia, đồng thời cho biết tên lửa Zenit-3SL được dùng để phóng vệ tinh Intelsat.
Tên lửa đẩy Zenit-3SL trên bệ phóng
Chủ tịch Energia Vitaly Lopota nói rằng động cơ tên lửa của Nga đã gặp sự cố chỉ 50 giây phút sau khi rời bệ phóng đồng thời cho biết hãng đang điều tra cụ thể sự việc.
Vệ tinh Intelsat 27, do công ty Boeing Satellite Systems sản xuất, dự kiến được phóng lên quỹ đạo để phục vụ khách hàng ở Mỹ và châu Âu, đồng thời mở rộng cung cấp dịch vụ cho các phương tiện truyền thông, khách hàng mạng và các nhu cầu của chính phủ.
Bệ phóng tên lửa quốc tế ngoài biển Sea Launch sử dụng một dàn khoan dầu cũ ngoài khơi Thái Bình Dương để phục vụ cho các vụ phóng thương mại kể từ năm 1999.
Sea Launch được thành lập vào năm 1995 với sự tham gia của công ty Boeing (Mỹ), tập đoàn tên lửa vũ trụ Nga "Energia", tập đoàn tên lửa vũ trụ "Kvyarner" của Na Uy và phòng thiết kế của các doanh nghiệp Ukraina "Yuzhnoe" và "Yuzhmash". Đây là dự án thương mại quốc tế đầu tiên trong lịch sử với mục đích thành lập và khai thác phức hợp tên lửa vũ trụ đặt trên trên biển.
Trong số 34 vụ phóng được thực hiện từ đó tới nay thì mới chỉ có 2 vụ phóng thất bại tính tới ngày 1/2.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
