Tên lửa liên lục địa Nga bị phóng hỏng vì lỗi con người
Những vụ phóng thử không thành công của tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava có nguyên nhân từ yếu tố con người.
Đây là kết quả của sự thiếu chuyên nghiệp trong làm việc của một số người nhất định, RIA Novosti dẫn lời Tư lệnh quân đội Nga, tướng Nikolai Makarov nói hôm qua.
Các cuộc phóng thử tên lửa Bulava được bắt đầu từ năm 2004. Tuy nhiên, 6 trong số tổng cộng 18 lần bắn thử đã thất bại. Đặc biệt, các cuộc phóng thử thành công chỉ được ghi nhận từ tháng 10/2010.
Một cuộc phóng thử tên lửa Bulava.
"Các bạn biết rằng có những vụ phóng thử tên lửa Bulava không thành công. Chúng tôi đã dừng những cuộc thử nghiệm, để từ đó thận trọng tìm hiểu nguyên nhân của các thất bại, và rút ra kết luận rằng đó là vì yếu tố con người", ông Makarov nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Echo ở Moscow. "Có những người đã làm công việc của mình một cách thiếu chuyên nghiệp. Đây là yếu tố chủ chốt dẫn tới những vụ phóng thử thất bại".
Tư lệnh quân đội Nga cho biết thêm rằng có những quân nhân ban đầu không hiểu được vấn đề là gì, vì 4 vấn đề khác nhau được phát hiện trong 4 vụ thử tên lửa Bulava bị thất bại.
"Chúng tôi nhận thấy rằng giải pháp công nghệ là hoàn hảo. Một sĩ quan quân đội đã được bổ nhiệm để theo sát mọi diễn biến của việc phóng thử tên lửa, và sau đó tất cả những lần bắn thử đều thành công", ông Makarov kết luận.
Vào ngày 23/12/2011, tàu ngầm chiến lược Yury Dolgoruky đã phóng hai tên lửa Bulava. Bộ Quốc phòng Nga cho hay cuộc thử nghiệm này thành công và tên lửa Bulava sẽ sớm được đưa vào hoạt động thực sự trong biên chế của hải quân Nga. Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky hôm 11/2 tuyên bố quân chủng này sắp cùng lúc triển khai tên lửa đạn đạo chiến lược Bulava và tàu ngầm nguyên tử Yuri Dolgorukyi trong năm nay.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
