Tên lửa mạnh nhất Ấn Độ phóng cùng lúc 36 vệ tinh

Tên lửa GSLV Mark III mang theo 36 vệ tinh của OneWeb rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan, Sriharikota, lúc 1h37 hôm 23/10 (giờ Hà Nội).

GSLV Mark III là tên lửa mạnh nhất đang được Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) sử dụng. Vụ phóng hôm 23/10 cũng là nhiệm vụ đa vệ tinh thương mại đầu tiên thuộc loại này do tên lửa Ấn Độ thực hiện.

Công ty Anh OneWeb đang xây dựng một mạng lưới gồm 648 vệ tinh băng thông rộng. Trước vụ phóng hôm qua, 426 vệ tinh trong số này đã bay lên quỹ đạo, tất cả đều nhờ tên lửa Soyuz do Nga sản xuất. Tuy nhiên, chiến sự Nga - Ukraine ảnh hưởng đến sự hợp tác này và buộc OneWeb tìm kiếm những đối tác khác. Tháng 3, OneWeb thông báo ký hợp đồng phóng tên lửa với SpaceX. Một tháng sau đó, công ty này tiếp tục cho biết, họ đã ký một hợp đồng tương tự với New Space India Limited (NSIL).

Vụ phóng hôm 23/10 là nhiệm vụ đầu tiên theo hợp đồng với NSIL và GSLV Mark III có vẻ đã hoạt động tốt. Chưa đầy hai giờ sau khi phóng, toàn bộ 36 vệ tinh băng thông rộng của OneWeb được triển khai thành công trên quỹ đạo chỉ định.

Tên lửa mạnh nhất Ấn Độ phóng cùng lúc 36 vệ tinh
Tên lửa GSLV Mark III có khả năng chở hàng hóa nặng 8.000kg lên quỹ đạo Trái đất thấp.

36 vệ tinh của OneWeb nặng hơn 6.000kg và là hàng hóa nặng nhất với tên lửa GSLV Mark III tính đến nay, theo Thaddeus Basker, giám đốc nhiệm vụ tại ISRO. GSLV Mark III cao 43,5 m, gồm ba tầng. Nó có khả năng chở hàng hóa nặng 8.000 kg lên quỹ đạo Trái đất thấp và 4.000 kg tới quỹ đạo chuyển tiếp địa tĩnh cao hơn.

OneWeb đã phủ sóng Internet đến các vùng phía bắc của Trái đất, phục vụ những khách hàng ở khu vực trên 50 độ vĩ bắc. Phạm vi phủ sóng sẽ là toàn cầu khi mạng lưới 648 vệ tinh hoàn thiện. OneWeb dự định đạt được mục tiêu này vào năm tới.

"Vụ phóng mới giúp mạng lưới của OneWeb có 462 vệ tinh, hơn 70% số vệ tinh cần thiết để OneWeb có thể phủ sóng toàn cầu. Cột mốc này sẽ kích hoạt một giai đoạn mới của chương trình phóng, phục vụ sứ mệnh nối liền sự chia cắt về kỹ thuật số trên thế giới", OneWeb thông báo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi

Không chỉ thay đổi quỹ đạo, tiểu hành tinh mà NASA đâm vào đã biến thành một ngôi sao chổi

Tuy nhiên thay vì có một cái đuôi như thông thường, vụ va chạm đã khiến cái đuôi của nó như bị chẻ đôi.

Đăng ngày: 25/10/2022
Trúng pháo vũ trụ, bầu trời Trái đất thủng lỗ rộng 400km

Trúng pháo vũ trụ, bầu trời Trái đất thủng lỗ rộng 400km

Các nhà khoa học đã phát hiện sự thật gây sốc đằng sau những màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục mỗi lần địa cầu hứng pháo vũ trụ từ ngôi sao mẹ cuồng nộ.

Đăng ngày: 25/10/2022
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 giúp giải mã sự hình thành núi lửa trên Mặt trăng

Tàu vũ trụ Thường Nga 5 giúp giải mã sự hình thành núi lửa trên Mặt trăng

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân tích các mẫu đất đá mà tàu vụ trũ Thường Nga 5 thu thập được từ Mặt trăng.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt

Phát hiện quái vật bóng tối gần chúng ta nhất, đang cố bắt "mặt trời" khác

Hành vi quái vật đã khiến một lỗ đen khối lượng sao lộ diện trước kính thiên văn, gần chúng ta hơn bất kỳ lỗ đen nào khác đã biết.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "quái vật" gần Trái đất nhất

Các nhà thiên văn học phát hiện một hố đen lớn gấp 12 lần Mặt Trời lặng lẽ ẩn mình cách Trái đất 1.550 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 24/10/2022
Phát hiện dấu hiệu mới của sự sống ngoài hành tinh bậc cao

Phát hiện dấu hiệu mới của sự sống ngoài hành tinh bậc cao

Brommetan hay methyl bromide (CH3Br), tồn tại song song với sinh vật Trái đất, là thứ mà các nhà khoa học nên nắm bắt lấy ở các thế giới đang được nghi ngờ là có sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 23/10/2022
Phát hiện hành tinh kẹo dẻo khổng lồ, màu hồng cam ngọt ngào

Phát hiện hành tinh kẹo dẻo khổng lồ, màu hồng cam ngọt ngào

Cách Trái đất 580 năm ánh sáng, một hành tinh lớn hơn cả sao Mộc, mềm mại như những viên kẹo dẻo marshmallow đang tắm trong ánh sáng đỏ hồng từ một ngôi sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 22/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News