Tên lửa phóng tàu vũ trụ thế hệ mới của NASA
Thiết kế tên lửa đẩy thế hệ mới của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA), có thể giúp các phi hành gia thám hiểm xa hơn trong không gian, đã vượt qua một loạt các cuộc kiểm tra quan trọng.
Tên lửa phóng tàu vũ trụ thế hệ mới của NASA, có tên là Space Launch System (SLS), đã vượt qua một loạt các cuộc kiểm tra về thiết kế, kỹ thuật, khả năng vận hành, thời gian sản xuất và chi phí. Đây là một bước tiến quan trọng giúp dự án phát triển tên lửa Space Launch System chuyển sang giai đoạn mới là thiết kế mô hình và thử nghiệm.
Hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới SLS được NASA phát triển để phóng tàu vũ trụ Orion và các tàu vũ trụ không người lái khác, trong những sứ mệnh thám hiểm ngoài quỹ đạo thấp của Trái đất trong tương lai. Ngoài ra, SLS cũng được thiết kế phục vụ các mục địch khám phá không gian khác, như đưa các phi hành gia tới các thiên thạch hay sao Hỏa.
“Tên lửa đẩy hạng nặng thế hệ mới SLS sẽ giúp những nhà thám hiểm có thể vượt ra khỏi giới hạn của chúng ta hiện nay, để khám phá những mục tiêu xa hơn như các thiên thạch, sao Hỏa và các mặt trăng của hành tinh này hay thậm chí khám phá dọc Hệ mặt trời của chúng ta”, ông William Gerstenmaier, phó giám đốc các hoạt động khám phá và thăm dò của NASA, cho biết trên Live Science.
Tên lửa đẩy SLS, được thiết kế báo gồm 3 tầng, sẽ là loại tên lửa đẩy mạnh nhất của NASA sau khi hoàn thành, vượt qua cả tên lửa đẩy Saturn V được sử dụng đưa các phi hành gia lên Mặt trăng trong chương trình Apollo trước đây
Với sức mạnh vượt trội, tên lửa đẩy SLS có khả năng mang theo ít nhất 70 tấn hàng hóa và thiết bị, nhưng NASA hy vọng sẽ nâng trọng tải của SLS lên 130 tấn trong phiên bản nâng cấp. Dự kiến, chi phí sản xuất mô hình đầu tiên của tên lửa đẩy SLS sẽ vào khoảng 10 tỷ USD và tên lửa sẽ được phóng thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2017.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
