Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc thử nghiệm thất bại
Tên lửa tái sử dụng cỡ lớn Thiên Long-3 do một công ty tên lửa tư nhân của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển đã thất bại trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 30/6 và rơi xuống vùng núi ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Space Pioneer (Công ty công nghệ Thiên Binh Bắc Kinh), đơn vị thử nghiệm tên lửa, cho biết công ty đã tiến hành phóng thử tên lửa Thiên Long-3 tại một trung tâm thử nghiệm ở thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam vào ngày 30/6.
Tên lửa Thiên Long-3 của Trung Quốc rơi sau khi phóng.
Vào khoảng 15 giờ 43 cùng ngày, động cơ tên lửa khai hỏa theo kế hoạch, tuy nhiên sai sót về kết cấu đã khiến tên lửa tách khỏi giàn phóng và lao lên, sau đó rơi xuống vùng núi cách nơi thử nghiệm khoảng 1,5km và làm một số khu vực xung quanh bốc cháy. Tuy nhiên, khu vực này nằm trong “vùng an toàn”.
Cục Quản lý khẩn cấp thành phố Củng Nghĩa cho biết, khu vực an toàn nằm sâu trong núi và cách xa khu dân cư. Ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn và không có thương vong nào về người xảy ra.
Theo giới thiệu của Space Pioneer, Thiên Long-3 là phương tiện phóng chất lỏng cỡ lớn được công ty này thiết kế để xây dựng chòm sao Internet vệ tinh của Trung Quốc, tính năng sản phẩm tương đương với Falcon 9 của SpaceX. Đây là tên lửa tái sử dụng, có thể giúp giảm đáng kể chi phí thực hiện các sứ mệnh phóng.
Theo kế hoạch ban đầu, sau khi chuyến bay đầu tiên thành công, Thiên Long-3 sẽ chính thức bước vào giai đoạn phóng thương mại hàng loạt vào nửa cuối năm 2024 và sau đó sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ phóng thương mại với hơn 30 lần phóng mỗi năm.
Hồi tháng 4/2023, Space Pioneer từng phóng tên lửa nhiên liệu lỏng Thiên Long-2, trở thành công ty tư nhân đầu tiên của Trung Quốc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng lên không gian.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Phát hiện làm thay đổi lý thuyết cơ bản về ánh sáng
Các nhà khoa học vừa tìm ra giới hạn mới về khối lượng của một hạt ánh sáng (photon) dựa trên các phép đo gián tiếp.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
