Thái giám bị 'hoạn' để không nảy sinh tình cảm với phi tần, tại sao không thay thế những người này bằng cung nữ?

Có một lý do đặc biệt khiến người ta không thể thay thế thái giám bằng bất kỳ ai khác!

Thái giám hay còn được gọi là hoạn quan là cách xưng hô để chỉ những người đàn ông bị mất khả năng sinh dục khi vào cung hầu hạ hoàng thất Trung Quốc thời cổ đại. Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Trung Quốc, có rất nhiều từ ngữ được dùng để gọi những con người đặc biệt này như nội quan, nội hầu, nội thần...

Tên gọi "thái giám" xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Liêu (một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập từ năm 907 đến năm 1125). Ban đầu nó chỉ là tên của một chức vị cao cấp trong triều đình, ai cũng có thể ngồi vào mà không nhất thiết phải do một hoạn quan nắm giữ.

Đến đầu đời nhà Minh, triều đình thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn bổ nhiệm một "thái giám" giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng hoàng gia, và đặc biệt người được giữ chức "thái giám" tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan.

Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại. Từ đây trong lịch sử bắt đầu xuất hiện nhiều vị thái giám quyền cao chức trọng lũng đoạn triều đình.

Thái giám là không thể thay thế

Một hoàng đế Trung Quốc cổ đại có rất nhiều vợ, từ hoàng hậu, hoàng phi, quý phi… đến vô số mỹ nữ có thể hầu hạ bất kỳ lúc nào. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu trong cung có nhiều nam nhân xuất hiện sẽ khó tránh khỏi những nghi kỵ, đồn đại không hay. Hoàng đế dù có quyền lực đến đâu, tất nhiên, cũng sợ bị "cắm sừng".

Thái giám bị 'hoạn' để không nảy sinh tình cảm với phi tần, tại sao không thay thế những người này bằng cung nữ?
Ảnh chụp thái giám nhà Thanh. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên lý do sâu xa hơn lại xuất phát từ mong muốn kéo dài quyền lực vương triều. Với nguy cơ và bẫy rập trùng trùng nơi cung cấm, chỉ khi biến một người đàn ông bình thường thành hoạn quan, hoàng tộc mới có thể tin tưởng để người đó hầu hạ mình.

Bởi kế thừa huyết thống, đạo hiếu là nguyên tắc cốt lõi của một gia đình thời cổ đại Trung Hoa, một người mất đi khả năng sinh dục đồng nghĩa với việc mất đi quyền kế thừa dòng họ và sẽ bị gia tộc ruồng bỏ mãi mãi.

Giờ đây, nơi duy nhất các thái giám có thể dựa vào là hoàng gia. Hoàng gia đảm bảo cuộc sống, tính chính danh của họ, ép buộc họ tự nguyện trung thành với mình mà không còn con đường nào khác. Sự trung thành tuyệt đối này của thái giám là thứ không cung nữ hay cảnh vệ nào trong cung có được!

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là tượng đài đại bàng lớn nhất thế giới nằm ở Ấn Độ

Đây là tượng đài đại bàng lớn nhất thế giới nằm ở Ấn Độ

Công viên Jatayu Earth’s Centre (Ấn Độ) là nơi tọa lạc của tác phẩm điêu khắc đại bàng lớn nhất thế giới, thu hút giới xê dịch khắp nơi tìm đến khám phá.

Đăng ngày: 16/05/2021
Bí mật về vị thần 'bảo hộ' cho tàu thăm dò Trung Quốc vừa đáp xuống sao Hỏa, cân bằng với Mỹ

Bí mật về vị thần 'bảo hộ' cho tàu thăm dò Trung Quốc vừa đáp xuống sao Hỏa, cân bằng với Mỹ

Tàu Chúc Dung đã làm nên lịch sử ngành vũ trụ cho Trung Quốc. Vậy Chúc Dung có ý nghĩa là gì?

Đăng ngày: 16/05/2021
Nếu tận thế xảy ra, chúng ta cần tối thiểu bao nhiêu người để duy trì nhân loại?

Nếu tận thế xảy ra, chúng ta cần tối thiểu bao nhiêu người để duy trì nhân loại?

Không khó để tưởng tượng việc thảm họa diệt vong sẽ đến với con người như thế nào. Nguyên nhân có thể đến từ chiến tranh hạt nhân toàn diện cho đến các vụ thiên thạch khổng lồ va chạm hay một dịch bệnh diệt vong nào đó.

Đăng ngày: 16/05/2021
Bí mật phía sau số hiệu chuyến bay

Bí mật phía sau số hiệu chuyến bay

Những con số và chữ cái bạn thấy trên thẻ lên tàu bay không phải là ngẫu nhiên, và số 13 hiếm khi xuất hiện.

Đăng ngày: 16/05/2021
Tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay?

Tại sao không nên đóng lỗ thông gió trên máy bay?

Ngay khi thắt đai an toàn, nhiều hành khách lập tức tắt lỗ thông gió mà không biết rằng đó là một sai lầm.

Đăng ngày: 16/05/2021
Bức thư cổ cho thấy Einstein đã đoán đúng về

Bức thư cổ cho thấy Einstein đã đoán đúng về "siêu giác quan"

Cách đây hơn 70 năm, nhà vật lý học Albert Einstein từng dự đoán về việc loài chim sở hữu " siêu giác quan", giúp chúng di cư cả nghìn dặm mà không bị lạc.

Đăng ngày: 15/05/2021
Thiết kế thông minh giúp làm sạch kênh nước cổ đại

Thiết kế thông minh giúp làm sạch kênh nước cổ đại

Các nhà nghiên cứu phát hiện cầu dẫn nước Valens dài hơn 500 km không có cặn lắng nhờ thiết kế cho phép vệ sinh kênh mà không gián đoạn dòng chảy.

Đăng ngày: 15/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News