Thái Lan lên kế hoạch tự nghiên cứu bầu khí quyển

Ngay sau khi NASA tuyên bố hủy dự án nghiên cứu khí hậu tại khu vực Đông Nam Á (SEAC4RS), một nhóm khoảng 20 nhà khoa học hàng đầu của Thái Lan đã lên kế hoạch tự nghiên cứu bầu khí quyển nhằm nâng cao hiểu biết về khí hậu và cải thiện khả năng dự báo thời tiết cho cơ quan hữu quan của nước này.

Chủ nhiệm dự án, giám đốc Cơ quan phát triển công nghệ không gian và thông tin địa lý Thái Lan (GISTDA) Anond Snidwongs cho biết các nhà khoa học thuộc 5 trường đại học và GISTDA sẽ tiến hành việc nghiên cứu theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 9-10/2012, nghiên cứu thông tin về gió mùa tại khu vực biển Adaman và Vịnh Thái Lan. Giai đoạn 2 có thể thực hiện vào giữa tháng 2-3 năm sau để tìm hiểu nguồn gốc gây ra tình trạng khói bụi tràn lan diễn ra hàng năm ở miền Bắc.

Thái Lan lên kế hoạch tự nghiên cứu bầu khí quyển

Ngoài GISTDA đóng vai trò chủ quản, dự án cũng cần sự trợ giúp phối hợp từ các cơ quan khác như Hải quân Hoàng gia, Cục khí tượng, Cục tạo mưa và ứng dụng máy bay vào sản xuất nông nghiệp Hoàng gia...

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Plodprasop Suraswadi cho biết khoản ngân sách 200 triệu baht (tương đương 6,3 triệu USD) sẽ được trình Chính phủ xem xét trong ngày 3/7.

Ông Plodprasop đánh giá tuy dự án không sánh được với kế hoạch của NASA nhưng đây sẽ bước đi đầu tiên của các nhà khoa học Thái Lan trong lĩnh vực nghiên cứu Trái Đất, giúp Thái Lan thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu.

Ông Plodprasop cũng khẳng định dự án này không liên quan đến chính trị và yêu cầu đảng Dân chủ đối lập không chính trị hóa vấn đề như đã làm với đề nghị của NASA.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News